Văn hóa – Di sản

Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng – nhà vua, anh hùng thời Bắc thuộc

Lê Văn Lan 23/10/2023 09:11

Làng cổ Đường Lâm ở ngoại thị Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội là nơi duy nhất trong cả nước mà thôn dân có thể tự hào nói: Làng chúng tôi là “Làng Hai Vua”!

tuong-bo-cai-dai-viuwong.jpeg
Tượng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Ngô Vương Quyền, vị “Tổ trung hưng thứ nhất của dân tộc ở thế kỷ thứ mười” – như lời nhận định của chí sĩ Phan Bội Châu – quê gốc Đường Lâm, thì nhiều người đã biết. Nhưng còn một vị Vua Lớn (“Bố Cái” – theo cách phát âm tiếng việt cổ) hoặc bậc Cha Mẹ (nếu hiểu theo nghĩa của tiếng Việt cổ thì cũng là “Bố Cái”) cùng quê gốc Đường Lâm, thì chưa nhiều người biết: Phùng Hưng!

Ở làng Đường Lâm hiện vẫn còn một tấm bia rất cổ và hiếm quý (niên đại 1390) ghi lại sự tích từ thời cổ đại – thế kỷ thứ VIII – của vị Đại Vương là người làng, phù hợp với sự ghi chép trong bộ sách của triều đình nhà Trần cũng rất cổ - Việt điện u linh tập – nói về những điều linh dị mà hiện hữu về cùng một nhân vật, đồng thời là nhân thần: Phùng Hưng.

Quanh vị thần – người là Phùng Hưng này, ở Đường Lâm đương thời, các tài liệu cho biết còn có hai nhân vật quan trọng nữa, là : Phùng Hải và Đỗ Anh Hàn.

Phùng Hải chính là em ruột Phùng Hưng. Hai anh em là con của Phùng Hạp Khanh, hào trưởng đất Đường Lâm. Phùng Hưng kế nghiệp cha, đứng đầu miền đất đai bản bộ - sau khi Phùng Hạp Khanh mất – vì, vừa là anh, vừa có sức vóc hùng dũng, “có thể bắt hổ, vật trâu” – như lời sách Việt điện u linh – trong khi Phùng Hải – vẫn lời sách cổ - “sức khỏe có thể vác tảng đá nặng nghìn cân”.

Đỗ Anh Hàn là một trong số rất ít người Việt đương thời mà lại vào được trong chính sử Trung Hoa về thời nhà Đường. Sách Tân Đường thư gọi Đỗ là “tù trưởng của dân An Nam”. Nhưng văn bia và sử cũ nước Việt đều cho biết: Đỗ Anh Hàn là người cùng quê hương với Phùng Hưng. Và còn nói thêm “nổi tiếng mưu lược”.

Bấy giờ là những tháng năm thuộc niên hiệu Đại Lịch (766-779) của triều đại nhà Đường thống trị. Kẻ thay mặt vua nhà Đường cai quản nước Việt ở thời gian này là Cao Chính Bình, nguyên chân quan võ – Đô úy – châu Vũ Định (ở Tây Bắc), vì có công đánh lui các toán giặc cướp từ ngoài biển kéo vào, nên được vinh thăng làm chức đứng đầu cả Phủ đô hộ, đóng Dinh trong tòa “An Nam La thành”, bên bờ sông Tô Lịch. Từ tòa thành này, tân quan Cao Chính Bình đề ra tân chính sách bóc lột cực kỳ hà khắc của mình, khiến người Việt ở khắp nơi đều hết sức phẫn nộ.

Ngọn lửa căm hờn bọn thống trị ngoại bang lâu nay vẫn âm ỉ, bây giờ như có dầu đổ thêm, bùng lên dữ dội. Trước hết là ở Đường Lâm, rồi từ Đường Lâm lan đi.

Ngọn cờ nghĩa giương cao trên miền đất đồi Đường Lâm, do chính Phùng Hưng khởi xướng. Danh hiệu tự xưng bấy giờ là: Đô quân. Người em trai - Phùng Hải - sát cánh bên anh, danh hiệu là Đô bảo. Đến đây, thấy xuất hiện thêm một dũng tướng nữa, đến tụ nghĩa dưới cờ: Bố Phá Cần! Sách Việt điện u linh kịp thời bổ sung dòng ghi chép: “Bố Phá Cần, sức có thể xô núi, xách đỉnh, dũng lực tuyệt vời”!

Tư liệu về Phùng Hưng và cuộc dấy nghĩa của người hào trưởng Đường Lâm ở thời Đường Đại Lịch, đến đây, xuất hiện nhiều thêm về số lượng, phân bố rộng hơn trên không gian, lan tỏa ra ngoài miền đất gốc của phong trào đấu tranh do Phùng Hưng đứng đầu. Một ngôi đền thờ Phùng Hưng được dựng ở làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì - là địa điểm xa trung tâm Hà Nội nhất, về phía tây) để ghi lại dấu tích đóng đồn, trẩy quân, của vị thủ lĩnh nghĩa quân Đường Lâm, ngày xưa đã hành binh qua đây. Ngôi đình Hòa Mục (huyện Từ Liêm, cũng ở mạn tây nhưng gần trung tâm Hà Nội hơn) thờ ba vị nữ tướng, là cháu gái của Phùng Hưng, có công tham gia khởi nghĩa, đánh giặc. Quan trọng hơn cả là ngôi đình Quảng Bá (quận Tây Hồ, trên vùng ven nội đô thành xưa) với tấm bia cổ, chứa đựng rất nhiều thông tin chưa từng được biết: nào là còn có cả một em trai nữa của Phùng Hưng là Phùng Dĩnh cũng theo anh đi đánh giặc, lại thêm cả những Đỗ Anh Luân và Đỗ Anh Nho là hai em của Đỗ Anh Hàn - giờ “là người được Phùng Hưng coi như bậc thầy trong quân”, rồi nào là “Sa Bà tướng quân” A Gia, Lăng Bình, Đỗ Nhưng, Triệu Cử, Hà Toại, Lục Kiều, Thành Yến... đều đến giúp dưới cờ. Điều quan trọng hơn cả trong bài văn bia đình Quảng Bá, là: Phùng Hưng đã cho đóng đại bản doanh ở đây - trên mạn bắc của vùng Hồ Tây - để chỉ huy đánh phá “An Nam La thành” của “An Nam Đô hộ” Cao Chính Bình!

Như vậy là sau những năm tháng ở đời Đường Đại Lịch, nổi dậy và cầm cự: “Đánh nhau với Chính Bình, lâu ngày không thắng” (Đại Việt sử ký toàn thư) khi “quan đô hộ là Cao Chính Bình đem quân dưới trướng đánh họ Phùng mà không nổi” (Việt điện u linh). Ở tại ngay căn cứ bản bộ, thì một thời gian sau, Phùng Hưng đã xoay chuyển được tình thế: từ chỗ cầm cự với giặc ở miền đồi rừng Đường Lâm, phát triển sang thế tiến công, đem quân xuống trung tâm đồng bằng châu thổ, đánh thẳng vào sào huyệt đầu não kẻ thù: “Mùa hạ, tháng tư, năm Tân Mùi, đời Đường Trinh Nguyên năm thứ 7 (tức: tháng năm năm 791) Phùng Hưng nổi binh vây phủ” và: “theo kế của người làng là Đỗ Anh Hàn” - đây là lời chính sử (Đại Việt sử ký toàn thư).

Trận vây đánh tòa phủ thành của Cao Chính Bình là một trận huyết chiến: “Thây chết thành đống, máu chảy thành suối, khiến sông Lô sông Nhị đỏ ngầu cả!” (Văn bia đình Quảng Bá). Trước sức tiến công như bão táp của nghĩa quân Phùng Hưng, bọn quan quân nhà Đường đô hộ gắng gượng chống cự mà không nổi. Quá đỗi lo sợ, chủ tướng giặc là Cao Chính Bình lâm bệnh chết.

Phùng Hưng dẫn đầu nghĩa quân, tiến vào giải phóng “An Nam La thành”, làm chủ miền trung tâm đầu não của đất nước, khi ấy còn mang tên là Tống Bình! Bằng công lao và sự nghiệp lẫy lừng ở năm 791 ấy, người hào trưởng đất Đường Lâm trở thành nhân vật lịch sử anh hùng ở Thủ đô, thời tiền - Thăng Long. Được người đương thời mến mộ, ông được suy tôn là “Bố Cái Đại Vương”.

Về danh hiệu này, vì hiểu nghĩa “Bố Cái” là “Cha Mẹ”, sách Đại Việt sử ký toàn thư đã có câu viết - để giải thích - là: “Con tôn xưng (cha) là Bố Cái Đại Vương. Tục gọi cha là Bố, mẹ là Cái, cho nên lấy làm hiệu”. Tuy nhiên, trong công trình Việt giám thông khảo tổng luận, sử thần Lê Tung lại gọi Phùng Hưng - nguyên văn - là “Phùng Bố Cái”. Cấu trúc của cụm từ này cho thấy ở đây, nghĩa của “Bố” chính là: Vua (Bua - Bố), và “Cái” là: Lớn. “Bố Cái”, vậy, tiếng Nôm là “Vua Lớn”, hoàn toàn tương đồng với “Đại Vương” trong tiếng Hán Việt.

Vì thế, điều quan trọng sau đây, được ghi vào trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, là: “Dân chúng tôn (Phùng) Hưng làm Bố Cái Đại Vương” (chứ không phải là: con Phùng Hưng tôn xưng cha). Và việc Phùng Hưng được dân chúng suy tôn là “Vua Lớn”, còn thấy rõ trong câu sử bút sau đây: “Vương thường hiển linh, dân cho là thần, mới làm đền thờ ở phía tây phủ đô hộ, tuế thời cúng tế”. Sử cũ còn ghi chép rõ: ngôi đền thờ ấy, trên đất Hà Nội thời tiền Thăng Long, đến thời Lê, thuộc đất “phường Thịnh Quang”. Như vậy, từ chỗ là nhân vật lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, Phùng Hưng đã trở thành thần thánh linh thiêng của đất kinh kỳ - Thủ đô.

Tuy nhiên, sử cũ, cho đến thế kỷ XV, vẫn chỉ chép rằng: có đền thờ Phùng Hưng ở Hà Nội, mà không thấy chép: có lăng mộ ông ở đây. Vì thế, có thể hiểu rằng: di tích ngôi mộ của Phùng Hưng ở đầu phố Giảng Võ, gần bến xe Kim Mã hiện nay, có bệ thờ mang hàng chữ “Phùng Hưng cố lăng” (Lăng cũ vua Phùng), là biểu hiện tượng trưng cho tấm lòng mến mộ và tôn sùng người anh dân tộc Phùng Hưng của dân chúng kinh thành - Thủ đô Thăng Long - Hà Nội, từ sau thế kỷ XV, nối tiếp truyền thống xưa và để lại cho đời nay./.

Theo Doanh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ thiết thực, trang trọng, hiệu quả
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Đừng bỏ lỡ
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng – nhà vua, anh hùng thời Bắc thuộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO