Chính sách & Quản lý

Bãi Giữa sông Hồng: Triển vọng một không gian sáng tạo đặc thù

Yến Ly 26/11/2023 15:07

Đề án Xây dựng Công viên Văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng do Tạp chí Kiến trúc cùng các đơn vị liên quan xây dựng theo chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư trong nước và quốc tế. Những “kịch bản” phát huy sức mạnh tiềm tàng của Bãi Giữa đã được đề ra, hướng tới không gian xanh và biểu tượng mới của Thủ đô.

Lá phổi xanh của Thủ đô

Trong hành trình phát triển lâu dài của Thủ đô Hà Nội, bên cạnh việc phát triển đô thị thì việc bảo vệ và phát huy các giá trị thuộc về không gian thiên nhiên vô cùng quan trọng. Hà Nội có lợi thế với nhiều ao hồ và đặc biệt được tự nhiên ban tặng không gian sông Hồng rộng rãi, thoáng đãng. Không chỉ thế, sông Hồng còn mang hồn cốt của cả nền văn minh châu thổ từ xưa tới nay.

mot-khuc-bai-giua-song-hong.-anh-bao-khanh.jpg
Một đoạn bãi giữa sông Hồng. Ảnh: Bảo Khánh.

Vốn là vùng đất giữa sông Hồng được phù sa bồi đắp trong nhiều năm qua, đến nay Bãi Giữa sông Hồng thuộc địa giới quản lý của 4 quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Long Biên. Trải qua nhiều năm hình thành, khu Bãi Giữa đã có mức ổn định nhất định về địa chất và hệ sinh thái, gần như không xảy ra lũ lụt.

Trên con đường xây dựng, phát triển Thủ đô theo mục tiêu Thành phố Sáng tạo của UNESCO, việc vận dụng các nguồn lực sẵn có vô cùng cần thiết và quan trọng. Có thể thấy rõ, nguồn lực sẵn có của Bãi Giữa trước hết là không gian xanh tự nhiên, cảnh quan hữu tình, vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, kết nối các khu vực trong thành phố. Và sau đó là các lợi thế khác như lịch sử văn hóa của con sông gắn liền với quá trình hình thành nước Việt. Là đôi bờ mang đầy trầm tích văn hóa Thủ đô của các quận trung tâm Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình…

bai-giua-sh.jpg
Thảm thực vật mới ở một đoạn Bãi Giữa.

Những năm qua, bên cạnh phần diện tích bị bỏ hoang, khu vực Bãi Giữa chủ yếu được sử dụng để trồng hoa màu. Vùng đất bị bỏ hoang và vùng được canh tác nông nghiệp lâu năm tình cờ tạo nên mảng xanh ven sông đầy giá trị tự nhiên với thảm thực vật phong phú. Các nghiên cứu sinh thái học đã ghi nhận hơn 200 loài chim nơi đây bao gồm cả các loài chim di cư, cho thấy tầm quan trọng của khu vực này với đa dạng sinh học chung của thành phố. Nằm giữa trung tâm Thủ đô, ở vị trí đón gió về thành phố với hai bờ phát triển nhanh chóng mỗi ngày, thảm sinh vật mới ở không gian Bãi Giữa góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng không khí nội thành. Đó là một cơ sở, một ưu thế cho hướng phát triển không gian xanh giữa lòng Thủ đô. Và đây cũng là tiềm năng cho việc đa dạng hóa chức năng các mảng xanh để phục vụ cho hoạt động công cộng tại những địa điểm phù hợp trong tương lai.

Triển vọng về một không gian sáng tạo đặc thù

Tại Hội thảo “Đề án xây dựng Công viên Văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng: Tầm nhìn và giải pháp” diễn ra tại Hà Nội ngày 24/11, nhà quy hoạch người Úc David Barnes cho biết: Trên thế giới, có nhiều khu vực vốn là không gian tự nhiên bị bỏ hoang nhưng đã được quy hoạch, khai thác theo hướng bảo vệ và phát huy vốn có sẵn đó. Nhiều mô hình đảo - công viên trên thế giới có thể là một gợi ý tham khảo cho dự án phát triển không gian Bãi Giữa sông Hồng. Ví dụ như Khu bảo tồn Barangaroo (Sydney, Úc - công viên bờ biển mới nhất của vùng này, nằm trên bán đảo nhô ra Cảng Sydney; các hoạt động văn hóa sáng tạo, ẩm thực thổ dân với đặc sắc thảm thực vật bản địa được khai thác du lịch); Île de la Cité (Paris, Pháp - một hòn đảo trên sông Seine, được phát huy và khai thác kinh tế từ công nghiệp sáng tạo nhờ có nhiều công trình kiến trúc lịch sử lâu đời)...

barangaroo-reserve.jpg
Khu bảo tồn Barangaroo (Sydney, Úc).

Thiên nhiên, lịch sử, văn hóa và hồn cốt của một mảnh đất luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các hoạt động sáng tạo. Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa, cũng là nơi kích thích và tập trung sức sáng tạo. Dù vậy, để phát huy, phát triển sự sáng tạo cần có một sự cộng hưởng. Và muốn có sự cộng hưởng ấy, thì rất cần một không gian sáng tạo - nơi tất cả các ý tưởng sáng tạo được hội tụ, giao thoa, được giới thiệu tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

Đã có nhiều “kịch bản” tương lai cho hướng khai thác và phát triển Bãi Giữa được các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư đưa ra với bao ấp ủ. Song điều được nhấn mạnh nhất vẫn là, để hướng đến sự bền vững, cần có sự cân đối giữa xã hội và môi trường, giữa phát triển và bảo vệ. Và sẽ thật tuyệt nếu giữa Hà Nội có một không gian sáng tạo đặc thù dành riêng cho các hoạt động sáng tạo, nghệ thuật.

ile-de-la-cite.jpg
Đảo của thành phố - Île de la Cité (Paris, Pháp).

“Để có được một không gian sáng tạo như thế, cần những lợi thế về vị trí địa lý (thuộc trung tâm đô thị lớn càng tốt và có thêm vệ tinh là các đô thị mới khác), cảnh quan, giao thông thuận lợi, bề dày lịch sử văn hóa, không gian xã hội đủ nhộn nhịp tấp nập để có được sự thuận lợi trong những kết nối liên ngành/ đa lĩnh vực. Bãi Giữa hoàn toàn có đủ những lợi thế đó. Chúng ta có thể hình dung đến một quận nghệ thuật sông Hồng ngay tại nơi này, và cũng chính là không gian sáng tạo đặc thù đáng mơ ước ấy”, KTS Đoàn Kỳ Thanh - Giám đốc Công ty Kiến trúc Avant chia sẻ./.

Bài liên quan
  • Gợi mở giải pháp xây dựng Công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng
    Ngày 24/11, tại Hội trường Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Long Biên, Hà Nội), Tạp chí Kiến trúc đã chủ trì tổ chức hội thảo “Đề án xây dựng Công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng: Tầm nhìn và Giải pháp”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bãi Giữa sông Hồng: Triển vọng một không gian sáng tạo đặc thù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO