Kiến trúc - Quy hoạch

Xây dựng TP Huế trở thành đô thị di sản, văn hóa… thân thiện với môi trường

Hà Oai 09:46 10/09/2023

TP Huế tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối từ thành thị đến các vùng quê nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và hình thành đô thị động lực cùng tỉnh Thừa Thiên – Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và kết nối

Cùng với mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Huế đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ kết nối từ thành thị đến các vùng quê để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng để TP Huế trở thành “hạt nhân” đô thị di sản, văn hóa và sinh thái cảnh quan thân thiện với môi trường.

1(1).jpg
Không gian hai bờ sông Hương - điểm nhấn của đô thị Huế.

Với những lợi thế là đô thị trung tâm, đô thị động lực của tỉnh Thừa Thiên – Huế nên trong những thời gian qua TP Huế đã đầu tư xây dựng nhiều dự án chỉnh trang để tạo điểm nhấn cho đô thị Cố đô Huế. Cụ thể, những dự án và công trình đã đưa vào hoạt động vừa qua đã tạo ra không gian mới lạ, hấp dẫn đối với du khách đó là không gian bờ sông Hương với đường đi bộ dọc hai bờ được kết nối từ cầu Trường Tiền đến công viên Kim Long.

Để hoàn thiện hạ tầng cho người dân và du khách có không gian vui chơi giải trí, luyện tập thể thao, đi dạo… hấp dẫn TP Huế tiếp tục đầu tư chỉnh trang cồn Dã Viên để hình thành không gian công cộng đồng bộ cảnh quan khu vực… Bên cạnh đó, TP Huế còn xây dựng các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn dọc theo bờ sông Hương nhằm hướng đến xây dựng du lịch Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”.

Hiện nay, TP Huế triển khai đầu tư xây dựng thêm tuyến đường đi bộ dài 1,6km dọc theo sông Như Ý (kéo dài từ Đập Đá đến cầu Vân Dương) với trị giá đầu tư 267 tỷ đồng (Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế giai đoạn 2). Dự án xây dựng có thêm bãi đỗ xe rộng hơn 1.300m2, cầu vòm dài 36m bắc qua hói Thát Lát (thuộc phường Xuân Phú) và 11 bến nước… Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2024.

Bên cạnh các dự án thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng các tuyến đường trung tâm, các công viên… được đầu tư đồng bộ và điển hình là chỉnh trang vỉa hè đường Lê Duẩn, Nhật Lệ, Lê Huân… Hiện, TP Huế đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm như di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế, đền bù giải phóng mặt bằng các dự án Green City, tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên – Huế và cầu qua cửa Thuận An, dự án Thành phố Văn hóa và Du lịch thông minh và nâng cấp mở rộng đường Bà Triệu…

2(1).jpg
Phối cảnh đường đi bộ dọc sông Như Ý (ảnh: Ban Quản lý dự án).

Phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa

TP Huế là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, y tế… của tỉnh Thừa Thiên – Huế và là một trong những thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời của Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết 54/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đưa Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 với “lõi trung tâm” là đô thị Huế mở rộng nên TP Huế tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng từ khu vực trung tâm đến các xã, phường sáp nhập đưa diện mạo đô thị Huế ngày càng khang trang, hiện đại, văn minh.

Theo ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, với mục tiêu xây dựng TP Huế trở thành “hạt nhân” của đô thị di sản, văn hóa, sinh thái cảnh quan thân thiện với môi trường, đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên – Huế. TP Huế huy động tối đa các nguồn lực đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển đô thị thông minh, bền vững, đô thị xanh… là động lực cùng tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình đô thị đặc thù.

Trong thời gian tới, TP Huế phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị di sản, văn hóa, khai thác hiệu quả các dư địa tiềm năng, ưu tiên phát triển các ngành kinh tế gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao, trọng tâm là thương mại - dịch vụ. Hiện nay, TP Huế đang tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai 6 chương trình trọng điểm gồm chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại. Phát triển du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển kinh tế tư nhân. Di dời các hộ dân trong khu vực I Kinh thành Huế. Nâng cấp các xã lên phường... và triển khai 9 dự án trọng điểm.

4.jpg
Đường đi bộ dọc bờ Bắc Sông Hương hiện nay.
3.jpg
Dự án đường Nguyễn Hoàng và Cầu vượt qua sông Hương đang được thi công.

Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2025 tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng TP Huế trở thành đô thị di sản, văn hóa… thân thiện với môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO