Văn hóa – Di sản

Trịnh Thị Ngọc Trúc – bà chúa sùng phật

Nguyễn Đào Nguyên 07/11/2023 16:28

Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595-1660) là con gái chúa Trịnh Tráng. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, bà được nhà chúa gả cho Cường Quận công Lê Trụ, người thuộc tôn thất nhà Lê, sau sinh được bốn người con. Năm Đức Long thứ 2 (1630), Cường Quận công Lê Trụ bị hạ ngục, chúa Trịnh đem gả Ngọc Trúc cho vua Lê Thần Tông và được lập làm Hoàng hậu, mặc dù bà hơn vua tới 12 tuổi và đang là vợ bác họ vua Lê.

trinh-thi-ngoc-truc.jpg
Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc hiện được lưu giữ tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).

Một số triều thần như Nguyễn Thật, Nguyễn Danh Thế đã dâng sớ can gián cuộc hôn nhân này nhưng không được. Nhà vua miễn cưỡng nói: “Xong việc thì thôi! Lấy gượng vậy”. Sách sử ghi tiếp: “Từ hôm ấy trở đi, trời mưa dầm ngày đêm không ngớt”... Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc tuy không dám trái lệnh Trịnh Tráng nhưng đã chán sự đời, bèn về chùa Bút Tháp (còn gọi chùa Ninh Phúc) xuất gia đi tu. Chúa Trịnh nhiều lần cho người đi đón Hoàng hậu về cung nhưng bà vẫn quyết chí ở chùa cho đến khi qua đời (1660).

Khi xuất gia, Trịnh Thị Ngọc Trúc lấy pháp danh là Diệu Viên, pháp hiệu là Pháp Tính. Căn cứ vào pháp hiệu “Pháp Tính” này, trước đây một số nhà nghiên cứu đã kết luận bà là người đã soạn cuốn Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa bằng thơ lục bát và được coi như một cuốn từ điển Hán Việt đầu tiên và rất có giá trị của nước ta. Dựa vào chứng cứ cho rằng văn bia chùa Ninh Phúc ở Bút Tháp chỉ nhắc tới đạo hiệu Pháp Tính của Trịnh Thị Ngọc Trúc chứ không nhắc đến việc bà đã soạn cuốn Chi Nam ngọc âm giải nghĩa và những chứng cứ khác, một số tác giả đã cho rằng tác giả Chi Nam ngọc âm giải nghĩa có thể là một nhà sư nam có đạo hiệu là Hương Chân Pháp Tính chứ không phải là Trịnh Thị Ngọc Trúc.

Trịnh Thị Ngọc Trúc là người sùng đạo Phật, chú tâm kinh kệ, đặc biệt rất miệt mài nghiên cứu kinh Kim cương. Vì thế bà được người đời tôn xưng là bà chúa Kim Cương. Nhiều tài liệu đã khẳng định Trịnh Thị Ngọc Trúc chính là bà chúa Kim Cương. Tuy nhiên tác giả Bùi Văn Tiến trong Chùa Bút Tháp (2000) đã phủ nhận điều này dựa trên cứ liệu ngày tháng trên tấm bia Sắc kiến Ninh Phúc thiền tự bi kí hiện còn ở chùa Bút Tháp. Bia đề dòng lạc khoản “ngày tắm Phật, tháng hoa sen” (tức ngày 8 tháng 4) năm Phúc Thái thứ 5 (1647) và chép “ruộng hai mẫu dành cho việc thờ cúng Bà Chúa Kim Cương, giỗ ngày 22 tháng 5, xôi 5 mâm, mỗi mâm 25 đấu, hoa quả một mâm tùy theo mùa”. Như vậy nghi vấn đặt ra là làm sao bà có thể ghi rõ ngày giỗ của mình khi bà đang sống? Xác nhận chắc chắn Trịnh Thị Ngọc Trúc có phải bà chúa Kim Cương không, như thế, vẫn còn chờ giải đáp thêm.

Hiện nay trong chùa Bút Tháp có tòa hậu điện được dùng như một đền thờ, nơi đặt tượng chân dung bốn vị tôn thất nhà Lê có công xây dựng chùa là Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, Hoàng tử Lê Đình Tứ và Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ. Trong giới quý tộc thời Lê - Trịnh tham gia trùng tu, xây dựng, duy trì chùa Bút Tháp thì Trịnh Thị Ngọc Trúc chính là người có công lao nhất. Bia Phụng lệnh chi hiện còn ở chùa Bút Tháp có ghi lại lời cầu xin của bà đối với cha là Thanh Vương Trịnh Tráng cấp ruộng cho xã Nhạn Tháp làm “tạo lệ hương hỏa” để cung ứng việc chùa. Đồng thời, xin chuẩn cấp số ruộng của con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên ở trang Hưng Hiền, huyện Yên Mô, xứ Cổ Lộng, cho xã này làm “hương hỏa” thờ Phật. Bia Khánh lưu bị kí (hiện còn tại chùa Bút Tháp) đã ghi lại công lao của Trịnh Thị Ngọc Trúc đối với nhà chùa như sau: “Cố tổ chính cung Hoàng Thái hậu là người có lòng thánh thiện Bồ Tát, đoan trang diễm lệ. Người trang hoàng nơi đây như bức trướng thêu rồng phượng, nạm kim cương rất quý vậy. Của quý đó được ẩn giấu đằng sau những dòng chữ, sau những hình ảnh rồng phượng... Đây là ngôi chùa quý hiếm ở xứ Kinh Bắc và là một cảnh quan đẹp đẽ nhất trong các thắng cảnh ở Kinh Bắc. Các bậc tiên hiền mở lòng từ bi, cầu linh ứng, cung tiến hàng trăm lạng vàng, lấy nhân lực ở hương thôn, dưới sự cai quản của các quan đã tạo dựng lên một lâu đài nguy nga, hoành tráng, rực rỡ như ngọc lưu ly”. Lòng hâm mộ Phật pháp của Trịnh Thị Ngọc Trúc đã truyền cho con cháu. Cũng trong tấm bia được khắc vào năm 1714 này có ghi tên nhiều người góp công trùng tu chùa, và phần đa trong họ đều là con cháu của Trịnh Thị Ngọc Trúc. Đó là Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Mai, Ninh Lộc hầu Lê Vịnh, Kiện Toàn hầu Lê Kiện, Trường Nghĩa hầu Lê Tổn Thượng, Tòng Lộc hầu Lê Hiền... Ngoài ra còn có các phu nhân như Lê Thị Diệu, Lê Thị Tình, Lê Thị Thực... Tuy nhiên, khi nói đến chùa Bút Tháp và Trịnh Thị Ngọc Trúc không thể không nhắc đến con gái bà là Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên. Theo một số tài liệu thì Ngọc Duyên xuất gia năm 26 tuổi dưới pháp danh Diệu Tuệ và học Phật dưới sự chỉ dạy của Thiền sư Minh Hành. Sau khi Minh Hành mất (1659), bà đã tiếp tục sự nghiệp của ông ở chùa Bút Tháp. Bà kế tục tâm nguyện của mẹ, góp phần xây dựng chùa Bút Tháp thành một công trình kiến trúc to đẹp và trở thành một trung tâm Phật giáo lớn thời Lê trung hưng.

Như vậy tên tuổi của Trịnh Thị Ngọc Trúc chủ yếu là gắn liền với vai trò trùng tu, tôn tạo chùa Bút Tháp. Hoạt động của bà đã lôi kéo một số thành viên của giới quý tộc Lê - Trịnh quan tâm tới Phật giáo. Có thể xem hình ảnh của bà đại diện phần nào cho sự chú trọng của tầng lớp quý tộc phong kiến đương thời đến việc trung hưng Phật giáo. Sau này chúa Trịnh Cương An Độ Vương (1686-1729) là cháu ba đời của Trịnh Thị Ngọc Trúc đã đến chùa Bút Tháp dâng hương tưởng niệm và tức cảnh một bài thơ Nôm:

Ghẽ ghẽ danh thành áng trí nhân,

Nơi nơi tĩnh cảnh lạt hồng trần.

Mấy lần bảo thụ oanh kim giới,

Một áng liên đài ánh thụy vân.

Chấp chới yên hà in thước gấm,

Đầm hâm hoa thảo đượm hơi xuân.

Tiết lành vầy hợp thênh thênh bước,

Phơi phới cùng vui cõi diệu chân.

Khi Trịnh Thị Ngọc Trúc tạ thế, chùa Bút Tháp đã đặt ngai vị thờ bà. Đặc biệt ở chùa Mật thuộc Thanh Hoá còn có thờ pho tượng sơn son thếp vàng, tạc chân dung bà đang toạ thiền rất uy nghi, thanh thoát. Vì rất có giá trị về nghệ thuật điêu khắc thời Lê - Trịnh nên từ năm 1992, pho tượng bà Trịnh Thị Ngọc Trúc đã được chuyển đặt trong tủ kính, trưng bày tại Viện Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam./.

Theo Danh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
  • Tô Hiến Thành – nhà chính trị tài năng
    Chính sử chép rằng Tô Hiến Thành sinh ngày 22 tháng giêng và mất năm Kỷ Hợi 1179, đời vua Lý Cao Tông, nhưng không ghi rõ năm sinh. Lịch sử có điều khiếm khuyết như vậy (Tháng 7 năm 1997 tại cuộc hội thảo lớn về thân thế, sự nghiệp của Tô Hiến Thành, có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, đại diện các nơi thờ cúng cụ Tô, đại diện các chi hệ dòng họ cụ Tô tham dự. Hội nghị đã tham khảo nhiều bản thần tích, tộc phả và đã tìm ra ngày tháng năm sinh Tô Hiến Thành là ngày 22 tháng giêng năm Nhâm Ngọ 1102, triều Lý Thần Tông)...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Trịnh Thị Ngọc Trúc – bà chúa sùng phật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO