Văn hóa – Di sản

Tô Hiến Thành – nhà chính trị tài năng

Lưu Minh Trị 26/10/2023 16:12

Chính sử chép rằng Tô Hiến Thành sinh ngày 22 tháng giêng và mất năm Kỷ Hợi 1179, đời vua Lý Cao Tông, nhưng không ghi rõ năm sinh. Lịch sử có điều khiếm khuyết như vậy (Tháng 7 năm 1997 tại cuộc hội thảo lớn về thân thế, sự nghiệp của Tô Hiến Thành, có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, đại diện các nơi thờ cúng cụ Tô, đại diện các chi hệ dòng họ cụ Tô tham dự. Hội nghị đã tham khảo nhiều bản thần tích, tộc phả và đã tìm ra ngày tháng năm sinh Tô Hiến Thành là ngày 22 tháng giêng năm Nhâm Ngọ 1102, triều Lý Thần Tông)...

Truyền thuyết tại làng Hạ Mỗ (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội) kể rằng đời vua Lý Thần Tông, vùng Hạ Mỗ là một làng đông dân, chia ra nhiều xóm. Ở nơi đây có vợ chồng Phủ doãn Tràng An là Tô Trung - Nguyễn Thị Đoan đến sống ở xóm lẻ. Ông bà là người hiền lành, được bà con yêu mến, năm Nhâm Ngọ sinh được một bé trai đĩnh ngộ khác thường, đặt tên là Hiến Thành, hiệu là Phi Diên.

danh-nhan-to-hien-thanh.png
Tượng Danh nhân Tô Hiến Thành.

Từ thuở nhỏ, Tô Hiến Thành được dạy dỗ, học văn học võ. Khi trưởng thành, ông là một chàng trai hội đủ tài thao lược, nức tiếng gần xa. Tài đức của ông được vua Lý Anh Tông nghe biết, vời vào cung. Năm Mậu Ngọ 1138, nhân có khoa thi, ông xin ứng thi và đỗ cao, được nhà vua trọng dụng và giao cho những việc quan trọng:

Năm 1141, được cử lên châu Lạng dẹp loạn Thân Lợi. Năm 1159 được cử về phía Đông dẹp quân Ngưu Thống, Ải Lao. Năm 1160, ông được giao chấn chỉnh tổ chức quân đội. Năm 1161, ông cùng tướng Đỗ An Di mang hai vạn quân đi tuần tiễu biên giới Tây Nam. Năm 1167, ông đem quân đi đánh Chiêm Thành.

Về văn hóa, từ năm 1156, ông đã tâu xin vua Lý lập đền thờ Khổng Tử ở phía nam hoàng thành Thăng Long, đồng thời tâu xin bãi bỏ khoa thi Minh kinh bác học, thay bằng khoa thi văn hóa để tìm người hiền tài.

Do văn võ song toàn, nên ông sớm được phong Thái phó. Khi vua Lý Anh Tông sắp mất đã giao thái tử Long Cán cho ông phù trợ, ông được phong là Nhập nội Kiểm hiệu Bình chương quân quốc trọng sự, tước Thái úy. Ông được quyền thay vua nhỏ tuổi nhiếp chính sự.

Tháng 7 năm 1175, vua Lý Anh Tông mất. Vua có hai người con trai là Long Xưởng (đã lớn) và Long Cán (còn nhỏ tuổi). Trước đó một năm, con trưởng là Long Xưởng do ăn ở vô đạo nên đã bị truất ngôi thái tử. Con thứ Long Cán được vua cha cho thay giữ ngôi vị này. Mẹ của Long Xưởng là Chiêu Linh buộc phải vâng lệnh, nhưng trong lòng vẫn còn ấm ức. Đến khi Lý Anh Tông trở bệnh nguy kịch, bà lại tìm cách thuyết phục Anh Tông một lần nữa. Sự việc này đã có một cuộc đối đáp rất đáng ghi nhớ giữa vua Anh Tông, quan quyền nhiếp chính Tô Hiến Thành và bà Chiêu Linh.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:

“Trước đó, khi vua ốm nặng, hoàng hậu Chiêu Linh lại xin lập Long Xưởng. Vua nói:

- Làm con bất hiếu thì trị dân làm sao được?

Nhà vua bèn để di chiếu cho Tô Hiến Thành giúp đỡ thái tử, công việc quốc gia đều phải theo phép cũ mà làm. Bấy giờ, thái hậu muốn làm chuyện phế lập nhưng lại sợ Tô Hiến Thành không nghe, bèn đem vàng bạc đút cho vợ của Tô Hiến Thành. Tô Hiến Thành biết được, nói rằng:

- Ta là đại thần nhận mệnh của tiên tổ để lo giúp đỡ vua còn bé, nay lại ăn của đút mà làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng.

Thái hậu lại gọi Tô Hiến Thành đến dỗ dành trăm cách, nhưng Hiến Thành vẫn một mực nói rằng:

- Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có chịu làm, huống chi lời của tiên đế còn ở bên tai, thái hậu lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quang hay sao? Thần không dám vâng lệnh”...

Ở đây, Y Doãn là bề tôi nhà Thương, nhận mệnh vua Thành Thang giúp đỡ vua còn nhỏ tuổi là Thái Giáp. Thái Giáp thất đức, Y Doãn liền bắt đi đày ở Đông Cung, sau Thái Giáp hối cải, Y Doãn lại đón về tôn lên ngôi vua cũ. Hoắc Quang là bề tôi của nhà Hán, nhận lệnh Hán Võ Đế giúp đỡ vua trẻ là Phất Lăng. Sau Phất Lăng lên nối ngôi, đó là Hán Chiêu Đế. Bấy giờ con trưởng của Hán Võ Đế là An Vương Đản cùng bọn Thượng Quan Kiệt, Tăng Hoàng Dương mưu giành ngôi, bị Hoắc Quang giết chết.

Trong câu trả lời của mình, Tô Hiến Thành có nhắc đến hai nhân vật Trung Quốc là Y Doãn và Hoắc Quang để tự nhấn mạnh mình là bậc trung thần, không thể bị mua chuộc.

Khi Lý Cao Tông nối nghiệp vua cha, phong Tô Hiến Thành làm phụ chính Thái sư. Ông cố sức giữ cho nghiệp đế nhà Lý được vững, nhưng trời không chiều người, Lý Cao Tông non trẻ, ông già yếu lâm bệnh nặng.

Những ngày Tô Hiến Thành ở trên giường bệnh, chỉ có quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ phục dịch. Quan gián nghị đại phu là Trần Trung Tá vì nhiều công việc bận, không có thời giờ rảnh rỗi tới thăm Tô Hiến Thành được. Khi bệnh tình đã thành nguy kịch, bà Thái hậu (tức Đỗ thái hậu) tới thăm và hỏi ông:

- Nếu có mệnh hệ nào thì ai thay thế ông được?

Tô Hiến Thành trả lời:

- Người mà bình nhật thần biết chỉ có Trần Trung Tá mà thôi.

Thái hậu nói:

- Tán Đường ngày ngày hầu hạ thuốc thang cho ông, sao ông không nói tới là làm sao? Còn Trần Trung Tá là kẻ luôn thờ ơ với ông, mà sao ông vẫn ưa chuộng vậy?

Tô Hiến Thành đáp:

- Thái hậu hỏi người thay thế thần để lo việc lớn của quốc gia, cho nên thần tiến cử Trần Trung Tá bởi xét trong triều chỉ có ông ấy làm nổi, còn

nếu hỏi việc phục dịch cơm nước thuốc thang thì ngoài Võ Tán Đường chẳng còn ai hơn được.

Thái hậu cả khen Tô Hiến Thành, thầm phục tấm lòng cương trực của ông, không vì chút vị tình mà quên việc nghĩa lớn. Thái hậu tuy khen Tô Hiến Thành là trung, nhưng rồi cũng không nghe lời ông, lấy Đỗ Thuận An là em ruột của Đỗ thái hậu trông coi việc triều chính. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ, Quyển 4) sau khi được chép lại câu chuyện này đã trân trọng ghi lại lời bàn của sử thần Ngô Sĩ Liên như sau: “Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí có biến cố, tuy bị gió lay sóng dập mà vẫn đứng vũng như cột đá giữa dòng... Huống chi, đến lúc sắp chết mà còn vì nước tiến cử người hiền, không hề vì ơn riêng. Thái hậu không dùng lời nói này của tô Hiến Thành là việc không may cho nhà Lý vậy”...

Tô Hiến Thành mất ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Hợi 1179, triều vua Lý Cao Tông. Khi nghe tin ông mất, vua bãi chầu bảy ngày, ăn chay ba ngày để tang ông và tỏ rõ niềm kính trọng đặc biệt đối với ông.

Công lao của Tô Hiến Thành không chỉ ở việc đánh dẹp phản giặc, đem lại bình yên cho đất nước, mà còn ở chỗ giỏi chính sự, trọng hiền tài. Sự cải cách về thi cử của ông đã tạo đà cho nhiều người lập thân, khi làm quan xử đúng tinh thần Nho giáo.

Sau khi ông mất, nhiều nơi lập đền thờ ông. Điều đặc biệt là cả hai vợ chồng ông đều được nhân dân tôn thờ, bởi lẽ thành công của ông có sự đóng góp của bà lúc sinh thời.

Vùng Lạc Thị (huyện Thanh Trì, Hà Nội) tương truyền là quê của bà Lã Thị, vợ Tô Hiến Thành. Ở đây có một ngôi đền lớn được nhân dân giữ gìn, tu sửa. Cả nước có 200 đình, đền thờ Tô Hiến Thành. Vùng đất huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), các làng Cổ Am đều có đền thờ. Ở làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Tây có ngôi đền Văn Hiến Đường thờ vị đại thần Tô Hiến Thành. Hàng năm, con cháu họ Tô và khách thập phương về Hạ Mỗ, nơi quê tổ dự lễ hội tưởng nhớ một danh thần lỗi lạc đời Lý - Tô Hiến Thành - mà đời sau sánh ông với Võ hầu Gia Cát Lượng./.

Theo Danh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tô Hiến Thành – nhà chính trị tài năng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO