thi sĩ

Thi sĩ Hoàng Cát: Quê hương Hà Nội là một phần rạng rỡ nhất của đời tôi
Thi sĩ thương binh Hoàng Cát đã vĩnh biệt “cõi người” vào ngày 1/7/2024, tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi. Sự mất mát này đã để lại biết bao thương tiếc đối với những người yêu kính, ngưỡng mộ thi sĩ về đời, thơ và nhân cách của ông.
  • Nhà báo, thi sĩ Khánh Văn Trần Nhật Minh: Hơn bốn mươi năm yêu đời
    Mấy ngày này, tiếc nhớ một người thơ vừa nằm xuống, nhiều người thân, bạn bè của anh có dịp nghĩ nhiều hơn về sự nhiệt thành, hăng hái, sôi nổi trong đời sống, lối sống mà anh đã để lại dấu ấn với nhiều người. Từ đó, cũng để nghĩ thêm về cách mỗi người sống với cộng đồng, với tập thể, và những người khác ra sao.
  • Nguyễn Huy Oánh – từ làng quê Trường Lưu đến Kinh thành Thăng Long
    Nguyễn Huy Oánh húy là Xuân, tên chữ là Kính Hoa, hiệu Lựu Trai và Thạc Đình, là danh nho có đóng góp lớn cho sự nghiệp triều chính và văn hóa thời Lê trung hưng, đồng thời cũng là người khởi dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu. Ông sinh năm Vĩnh Thịnh thứ chín (Quý Tỵ, 1713) tại làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, Can Lộc (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh); thuộc thế hệ thứ mười của dòng họ Nguyễn Huy từ phương Bắc về đây lập nghiệp. Ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ có hai dòng họ Nguyễn nổi tiếng danh giá: dòng Nguyễn Trường Lưu gắn với các tên tuổi Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Vinh, Nguyễn Huy Hổ và Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Du; song các gia tộc này đều có sự nghiệp hiển hách tại đất kinh kỳ.
  • Đặng Trần Côn – thi sĩ đa tài
    Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Đến nay vẫn chưa có tư liệu nào ghi rõ năm sinh năm mất của ông. Vì vậy, chỉ có thể dùng phương pháp mang tính chất “bắc cầu” để tìm ra giai đoạn Đặng Trần Côn sinh sống. Tác giả Hoàng Xuân Hãn trong Chinh phụ ngâm bị khảo đã đề cập đến bức thư Đặng Trần Côn gửi cho người bạn Phan Kính (sinh năm 1715, người làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
  • Lê Quý Đôn - nhà bác học, nhà thơ
    Thế kỷ XVIII là một thế kỷ rất đặc biệt trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Thế kỷ ấy đánh dấu sự suy sụp của chế độ phong kiến từ mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng cũng thế kỷ ấy lại tạo ra sự phồn vinh rực rõ của chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước và của tinh thần sáng tạo trên các lĩnh vực văn hoá, triết học, nghệ thuật... Chính thế kỷ ấy đã sản sinh ra một nhân vật kiệt xuất mà “vài ba trăm năm mới có một người như thế”. Người đó là Lê Quý Đôn.
  • Ngô Thì Sĩ – nhà chính trị, sử gia, văn nhân
    Ngô Thì Sĩ sinh ngày 20 tháng Chín năm Bính Ngọ (15-10-1726) tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, thuở ấy là trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Thanh Oai chỉ cách kinh thành Thăng Long một thôi đường ngắn, ở thế kỷ XVIII cũng là một vùng đất văn vật đông vui.
  • Ngô Thì Nhậm – nhà ngoại giao, nhà thơ xuất sắc
    Đã hơn 200 năm, từ ngày Ngô Thì Nhậm (sinh 1746) qua đời sau trận đòn thù tại sân Văn Miếu (1803). Sau hành động tàn nhẫn và bỉ ổi ấy, vua quan nhà Nguyễn tiếp tục lên án ông về tội “bất trung, bất hiếu”. Họ chê trách ông đã bỏ vua Lê, chúa Trịnh để đi theo Tây Sơn, ông lại đứng về phía bà chúa Chè “để bốn người bố ông” phải chết. Đằng sau những lời nhận xét mơ hồ ấy, con người thật của ông chưa bao giờ được rõ nét.
  • Phan Huy Ích – danh sĩ thời Tây Sơn
    Trong số các danh sĩ Bắc Hà ra phục vụ triều Tây Sơn và có những đóng góp tích cực cho thời đại thì sau Ngô Thì Nhậm, người ta kể tới Phan Huy Ích.
  • Ngô Thì Chí - văn nhân một thời ly loạn
    Ngô Thì Chí tự Học Tốn, hiệu Uyên Mật, con trai thứ hai của Ngô Thì Sĩ, em cùng mẹ với Ngô Thì Nhậm. Ông sinh năm Quý Dậu (1753), đỗ Á nguyên Hương tiến, làm quan đến chức Thiêm thư bình chương tỉnh sự. Người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông cũ (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
  • Ngô Thì Trí – tấm lòng kẻ sĩ trung hiếu
    Ngô Thì Trí là con trai thứ tư Ngô Thì Sĩ, em cùng cha khác mẹ với Ngô Thì Nhậm. Ông tên hiệu là Dưỡng Hạo, dưới thời Tây Sơn làm đến chức Hữu thị lang Bộ Hộ, tước Bính Phong hầu. Ngô Thì Trí sinh năm Bính Tuất (1766), cùng năm cha đỗ Hoàng giáp, chưa rõ mất năm nào, nhưng năm 1826 còn làm bài văn khấn thần xin tu sửa đình Hoa Xá.
  • Nguyễn Án – chứng nhân Kinh thành dâu bể
    Nguyễn Án (1770-1815) tự Kính Phủ, hiệu Ngu Hồ Khách và Kiếm Hồ Ngư Ẩn, người thôn Nội, xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa cử từ lâu đời, nhưng Nguyễn Án đã lên kinh kỳ Thăng Long học hành từ nhỏ và cả đời ông, toàn bộ sự nghiệp của ông đã gắn bó, cống hiến cho mảnh đất yêu dấu này.
  • Ngô Thì Du – người tiếp nối ngòi bút văn xuôi Ngô Thì Chí
    Ngô Thì Du có tên chữ là Trưng Phủ và Văn Bác, con của Ngô Thì Đạo, cháu gọi Ngô Thì Sĩ là bác ruột. Ngô Thì Đạo hiếm con trai, Ngô Thì Sĩ phải cho người con trai thứ ba (Ngô Thì Định, tên hiệu là Hy Kiều, sinh năm 1762) làm con thừa tự.
  • Ngô Thì Vị - cây bút giàu lòng tự hào dân tộc
    Ngô Thì Vị (còn gọi Ngô Thì Hương) là con trai út Ngô Thì Sĩ ở Tả Thanh Oai, tự là Thành Phủ, hiệu Ước Trai, sinh năm 1774, làm quan dưới triều Gia Long tới chức Hữu Tham tri Bộ Lại (dưới Thượng thư), tước Lễ Khê hầu. Ngô Thì Vị từng giữ chức Hiệp trấn Lạng Sơn, nơi Ngô Thì Sĩ, cha ông đã làm Đốc trấn và qua đời tại đó năm 1780, khi ông mới 6 tuổi. Ngô Thì Vị hai lần được cử đi sứ Trung Quốc. Lần thứ nhất (1809) làm Phó sứ. Lần thứ hai (1820) làm Chánh sứ. Hoàn thành nhiệm vụ trở về, nhưng dọc đường Ngô Thì Vị mắc bệnh và qua đời ở Trung Quốc, gần biên giới Việt Nam (năm 1821), thọ 47 tuổi.
  • Ngô Thì Điển – người khởi soạn Ngô gia văn phái
    Tác phẩm đồ sộ Ngô gia văn phái được rất nhiều người biết, song lại ít ai nói đến soạn giả bộ tùng như nổi tiếng này là Ngô Thì Điển, con trai cả danh sĩ Ngô Thì Nhậm ở làng Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Văn Cao - mùa chữ, mùa người
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023), Ban Văn học nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam đã ra mắt cuốn sách “Văn Cao - mùa chữ, mùa người”.
  • Trần Nhân Tông – vua anh hùng, triết gia, thi sĩ
    Trần Thánh Tông có ba người con: hai trai, một gái. Trần Nhân Tông là con trưởng, sinh năm 1258, đúng năm Thái Tông và Thánh Tông đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất.
  • Nguyễn Vạn Hạnh – nhà trính trị, thiền sư, thi sĩ
    Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi. Ông học thông tam giáo (Nho - Phật - Đạo), từng gắn bó với triều vua Lê Đại hành, trải qua thời Lê Trung Tông, Lê Ngọa Triều rồi đến Lý Thái Tổ.
  • Khúc tình thu – một khát khao giao cảm
    Mùa thu từ cổ chí kim vốn đã là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ thi sĩ. Thơ tình về mùa thu của người Việt, chỉ tính từ thời Thơ Mới đến nay cũng đã có rất nhiều, thậm chí nhiều bài trong số đó đã được phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng như “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư (Phạm Duy, Hữu Xuân phổ nhạc), “Tỳ bà” của Bích Khê (Phạm Duy phổ nhạc), “Thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh (Phan Huỳnh Điều phổ nhạc), “Khúc mùa thu” của Hồng Thanh Quang (Phú Quang phổ nhạc), “Yên tĩnh” của Giáng Vân (Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc “Đâu phải bởi mùa thu”)…
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 21: Chất thơ hiện thực của "nữ thi sĩ" gen Z
    "Thơ của mình có nhiều bài mang tính xã hội, với nhiều góc khuất. Mình nghĩ điều đó có thể là sức hút riêng níu chân mọi người ở lại với trang thơ Tâm sự của Dưa." - Thuỳ Linh (Dưa) chia sẻ.
  • Đêm thơ nhạc kịch ''Hoa cúc xanh'' tưởng nhớ thi sĩ Xuân Quỳnh
    Sáng 17-8, Báo Nông thôn Ngày nay - Điện tử Dân Việt cùng gia đình thi sĩ Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã thông tin về đêm thơ - nhạc - kịch “Hoa cúc xanh” để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của cố thi sĩ Xuân Quỳnh. Đêm nghệ thuật diễn ra vào 20h ngày 5 và 6-10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
  • Thi sĩ Hoàng Cầm nhìn từ hôm nay
    Vẻ đẹp của thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 ở miền Bắc không thể không kể đến với những tên tuổi Quang Dũng, Hữu Loan, Trần Mai Ninh… Và cũng không thể không nhắc đến Hoàng Cầm.
  • Chuyện về thi sĩ... công an
    Tôi đã rất ngạc nhiên khi được nghe câu chuyện về Trung tá Trần Khánh Toàn - một thi sĩ… công an Hà Nội. Không ngạc nhiên sao được khi người chiến sĩ công an này hàng ngày bận rộn cầm súng chống tội phạm mà vẫn có thể trở thành thi sĩ khi là tác giả của hai tập thơ cùng không ít bài thơ hay được chọn đăng báo, phổ nhạc…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO