Tác giả - tác phẩm

Văn Cao - mùa chữ, mùa người

Yến Ly 15/11/2023 13:18

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023), Ban Văn học nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam đã ra mắt cuốn sách “Văn Cao - mùa chữ, mùa người”.

Cố nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ Văn Cao (1923 - 1995) là một nghệ sĩ tài hoa, có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Nhất là ở mảng âm nhạc, ông là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn của Tân nhạc Việt Nam. Theo đánh giá của giới chuyên môn, bên cạnh Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, Văn Cao là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam. Sự yêu thích mà đông đảo công chúng dành cho tác phẩm của ông tới ngày nay là một minh chứng.

van-cao.jpg
Cố nhạc sĩ Văn Cao.

Âm nhạc của Văn Cao được giới chuyên môn chia làm 2 mảng chính là tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn sáng tác các tác phẩm khí nhạc dành cho piano, nhạc phim, tổ khúc giao hưởng cho phim Anh bộ đội cụ Hồ của Xưởng phim Quân đội Nhân dân. Trong sự nghiệp âm nhạc với nhiều đóng góp và thành tựu của Văn Cao, phải kể đến các ca khúc: Tiến quân ca (quốc ca Việt Nam), Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội, Cùng đàn xưa, Suối mơ, Bến xuân, Thiên thai, Trương Chi, Mùa xuân đầu tiên...

Văn Cao - mùa chữ, mùa người (Nxb Hội Nhà văn) là ấn bản kỷ niệm 100 năm ngày sinh Văn Cao. Cuốn sách gồm 31 bài viết của các văn nghệ sĩ viết về Văn Cao và tác phẩm của ông cùng phần phụ bản là những khúc tưởng niệm của văn hữu và những minh họa bìa sách mà Văn Cao đã thực hiện.

Văn Cao - mùa chữ, mùa người quy tụ những góc nhìn, chia sẻ, tưởng niệm về Văn Cao của các văn nghệ sĩ: Nguyễn Việt Chiến, Lê Thiết Cương, Đào Bá Đoàn, Văn Giá, Lê Anh Hoài, Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thành Phong, Lê Huy Quang, Thiên Sơn, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thanh Tâm, Phạm Xuân Thạch, Văn Thao, Cao Ngọc Thắng, Bùi Việt Thắng, Phùng Gia Thế, Trần Xuân Toàn, Trịnh Thu Tuyết, Đỗ Anh Vũ, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Duy, Nguyễn Thụy Kha, Hoàng Hưng, Đỗ Bạch Mai, Hồng Thanh Quang, Nguyễn Đức Quang, Lê Kim Giao, Trần Mai Hưởng.

cuon-sach.jpg
Cuốn sách "Văn Cao - mùa chữ, mùa người".

Trong Văn Cao - mùa chữ, mùa người, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng: “Theo tôi, trong thế hệ sáng tạo đầu tiên của thi ca cách tân Việt Nam, nhà thơ Văn Cao là một tên tuổi lớn và rất độc đáo. Thơ tự do của Văn Cao mang phong cách độc lập của riêng ông, của cái nhìn Văn Cao, của cảm xúc và suy tưởng Văn Cao. Ông đã đạt tới độ giản dị độc đáo và tinh khiết lạ thường trong ngôn ngữ thi ca khi khắc họa đời sống quanh mình và tâm thế riêng mình”.

“Cũng có thể, sinh ra ông đã là nghệ sỹ. Nghệ sỹ Văn Cao như một quẻ, gồm có 3 hào: Âm nhạc, thi ca và hội họa. 3 hào này giao hòa với nhau mới thành quẻ. Ông thường ký tên trên tác phẩm của mình là Văn. Tôi gọi quẻ này là Quẻ Văn”, họa sĩ Lê Thiết Cương khẳng định sau những hồi ức về tài năng Văn Cao.

Qua từng chia sẻ, góc nhìn của các văn nghệ sĩ cùng thời và đương thời, chân dung Văn Cao bước ra là một tài năng hiếm có, một bậc thầy của nghệ thuật sử dụng ngôn từ phong phú và biến hóa trong các sáng tác nhạc và thơ. Và không chỉ trong âm nhạc, Văn Cao còn để lại những dấu ấn đặc sắc ở mảng thơ ca và hội họa. Cũng đã có một số ý kiến chuyên môn xem ông là một trong những người khai phá, mở đầu cho sự phát triển của thể loại trường ca thơ hiện đại nước ta. Và thơ ca nhạc họa trong các tác phẩm của ông là một sự kết hợp hài hòa, làm thăng hoa những sáng tạo nghệ thuật của ông.

Trong năm 2023, đã có nhiều sự kiện diễn ra kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nghệ sĩ đa tài Văn Cao. Từ các sự kiện do đơn vị, cơ quan Nhà nước tổ chức đến các cộng đồng là những người yêu quý Văn Cao đều nhắc về ông với tất cả sự tri ân tới người nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà. Cuộc đời người nghệ sĩ và tác phẩm của họ được yêu thích mãi, nhắc mãi về sau chính là khẳng định khách quan nhất về những giá trị mà người nghệ sĩ mang lại./.

Bài liên quan
  • Văn Cao - Phía sau bóng người mảnh mai
    Văn Cao (1923 - 1995) là một nhạc sĩ, một nhà thơ, một họa sĩ, và trên hết, ông là tượng đài nghệ thuật của thế kỷ XX. Để diễn các tác phẩm của Văn Cao không thể gói gọn trong một chương trình, bởi sức sáng tạo của ông là đồ sộ vô cùng. Nhưng ít ai biết rằng, phía sau sức sáng tạo “vạm vỡ” đó, không chỉ là thân hình gầy gò, mảnh mai, trải đầy sương gió…
(0) Bình luận
  • “Chợt xanh về thương nhớ mênh mang”
    “Đêm hoa vàng” là tập thơ mới ra mắt của nhà thơ Bình Nguyên Trang, do NXB Hội Nhà văn ấn hành tháng 5/2024. Nhan đề cuốn sách cũng là tên của một bài thơ trong ấn phẩm. Tập thơ gồm 43 thi phẩm, 124 trang, được chia làm hai phần: “Thuyền đã mất dấu buồm, sông đã vội” và “Niệm”.
  • Tái bản 2 cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng Lý Tự Trọng
    Kỉ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản truyện kí “Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh” của tác giả Văn Tùng và truyện tranh “Lý Tự Trọng” của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh. Hai cuốn sách đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - Lý Tự Trọng.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Nhạc sĩ Đoàn Bổng: Từ chiếc nôi văn hóa quê hương đến duyên nợ với Hà Nội
    Khát khao được thử sức và chinh phục âm nhạc đã thôi thúc chàng trai Đoàn Bổng từ bỏ công việc kế toán ở công trường thủy lợi Ngoại Độ (cuối huyện Ứng Hòa), về Hà Nội để thi vào khoa sáng tác trường Âm nhạc Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ gắn bó với âm nhạc, những thành quả mà nhạc sĩ Đoàn Bổng gặt hái được đã minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn này.
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chợt xanh về thương nhớ mênh mang”
    “Đêm hoa vàng” là tập thơ mới ra mắt của nhà thơ Bình Nguyên Trang, do NXB Hội Nhà văn ấn hành tháng 5/2024. Nhan đề cuốn sách cũng là tên của một bài thơ trong ấn phẩm. Tập thơ gồm 43 thi phẩm, 124 trang, được chia làm hai phần: “Thuyền đã mất dấu buồm, sông đã vội” và “Niệm”.
  • Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới tại các “Giao lộ sáng tạo”
    Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 giới thiệu một hình thức trải nghiệm mới hướng đến công chúng tham gia, đó là bố trí không gian lễ hội theo tuyến, giúp khai mở những giao điểm sáng tạo xuyên lịch sử và đa thế hệ, gắn chặt với các công trình di sản đặc sắc có tính biểu tượng của Hà Nội.
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
  • Hà Nội: Tăng cường phối hợp tuyên truyền thủ tục gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024
    Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương vừa ký công văn số 3109/ STTTT- BCXBTT gửi Văn phòng UBND Thành phố, một số cơ quan báo chí Thủ đô về việc phối hợp tuyên truyền thủ tục gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024.
  • Triển lãm ‘Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám’ tại Cần Thơ
    Triển lãm tái hiện quá trình hình thành, phát triển Văn Miếu-Quốc Tử Giám và giới thiệu đến công chúng các danh nhân văn hóa có đóng góp quan trọng.
Đừng bỏ lỡ
Văn Cao - mùa chữ, mùa người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO