Chuyện về thi sĩ... công an

Hoàng Anh| 14/08/2020 10:54

Tôi đã rất ngạc nhiên khi được nghe câu chuyện về Trung tá Trần Khánh Toàn - một thi sĩ… công an Hà Nội. Không ngạc nhiên sao được khi người chiến sĩ công an này hàng ngày bận rộn cầm súng chống tội phạm mà vẫn có thể trở thành thi sĩ khi là tác giả của hai tập thơ cùng không ít bài thơ hay được chọn đăng báo, phổ nhạc…

Chuyện về thi sĩ… công an
Trung tá Trần Khánh Toàn đi thực tế sáng tác về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Sáng tác lúc… trực đêm

Vốn là người đam mê văn chương từ bé, mơ mộng được học khoa văn Đại học Tổng hợp nhưng cũng vô cùng căm ghét cái xấu, cái ác trong xã hội nên Trần Khánh Toàn quyết định trở thành người chiến sĩ công an. Cũng vì anh đã tự nhủ, có thể không trực tiếp bước vào khoa văn nhưng nếu vẫn đam mê thì cánh cửa văn chương luôn rộng mở… 

Nghĩ thế, Trần Khánh Toàn đã thi vào Đại học An ninh nhưng không đỗ. Vẫn không nản lòng, anh trở thành một chiến sĩ cảnh sát và sau này “phục thù” bằng cách thi đỗ và học liền hai đại học: Đại học Luật Hà Nội và Đại học Cảnh sát. Hơn 35 năm công tác trong lực lượng công an nhân dân thì có tới 26 năm anh là lãnh đạo chỉ huy và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp sức cùng với đồng chí, đồng đội bảo vệ sự bình yên cho nhân dân Thủ đô. 

Cùng với niềm say mê công việc, Trần Khánh Toàn vẫn dưỡng nuôi giấc mộng văn chương từ thuở ấu thơ nên chưa khi nào anh quên việc dành thời gian để sáng tác thơ, viết văn, viết báo. Cũng từ những âm thầm ấy mà anh khiến nhiều người bất ngờ khi biết đồng chí Trưởng Công an thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) Trần Khánh Toàn đi học lớp viết văn do Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, thậm chí còn làm lớp trưởng lớp viết văn khóa 12 chững chạc đâu ra đấy. 

Chính những người thầy dạy ở lớp viết văn cũng không khỏi ngạc nhiên trong mỗi dịp gặp gỡ, trò chuyện cùng học viên đặc biệt này. Có lần, nhà văn Nguyễn Văn Thọ hỏi: “Tôi hỏi thật ông Toàn: ông làm Trưởng đồn Công an, bận thế thì ông viết lúc nào?”. Anh thật thà đáp: “Thưa thầy, em viết lúc trực đêm ạ! Còn tứ thơ nào nghĩ được thì em ghi chép vào sổ tay, lúc nào rảnh thì phát triển ý thành câu văn ạ!”. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ lại hỏi: “Tôi nghe nhà văn Vũ Đảm - Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du kể, trước hôm đi học viết văn Nguyễn Du, ông chỉ huy công an bắt vụ cướp có súng à?”. Anh liền trình bày: “Dạ, hôm ấy căng lắm. Vụ cướp xảy ra lúc sáng sớm, trời mưa to, khi mọi người đang ngủ, hai đối tượng có súng, đột nhập vào một nhà dân rồi uy hiếp cả nhà. Sau khi bị chống cự và biết chủ nhà điện báo cảnh sát 113, một tên đã tẩu thoát, còn một tên trốn đâu đó. Em và đồng đội phải bao vây, triển khai mọi biện pháp đảm bảo an toàn cho chủ nhà và những người dân xung quanh. Đến khi trời sáng rõ và ngớt mưa, tụi em mới quyết định truy bắt đối tượng trên nóc nhà. Thấy bên dưới nhiều người dân cầm điện thoại quay cảnh công an bắt cướp trên nóc nhà, em ra hiệu đối tượng có súng, đề nghị người dân tản ra cho an toàn. Sau hơn bốn giờ lùng sục, rà soát thì tụi em tóm được tên cướp nấp giữa khe hai mái tôn, thu súng và đưa đối tượng qua từng nóc nhà để xuống đất an toàn”. 

“Có lần, nhà văn Nguyễn Văn Thọ còn bình luận: “Nghề của cậu kinh thật! Tớ cứ nghĩ công an thực thi pháp luật lúc nào cũng khô cứng, thế mà lại có anh viết văn, làm thơ như cậu! Mà hôm ấy không bắt được thằng cướp thì chắc lo sốt vó, còn đâu mà nghĩ chuyện đi học viết văn Nguyễn Du nhỉ?”. Tôi cười đáp: “Đúng thế thầy ạ! Em phải quyết tâm bắt đối tượng bằng được kẻo nguy hiểm cho người dân. Với lại, em trót xin nghỉ phép để đi học lớp viết văn Nguyễn Du rồi nên càng quyết tâm, thế mới được gặp các thầy ạ!”. Mấy thầy trò ôm nhau cười vui” - Vừa kể, ánh mắt của anh Toàn vừa lấp lánh niềm vui. 

Bay bổng cùng thơ… 

Có thể nói, niềm đam mê đối với công việc và đối với thơ ca của Trần Khánh Toàn gần như ngấm vào máu, song trùng đến kỳ lạ. Tất nhiên, công việc luôn được anh ưu tiên hàng đầu, song không vì thế mà người chiến sĩ công an này ngưng giấc mộng văn chương. Anh bảo, anh tìm thấy các giá trị cốt lõi của văn chương, tìm thấy sự nhân văn thông qua chính công việc và những mảnh đời anh đã gặp khi công tác. Đó cũng chính là những gợi ý về đề tài, các tứ thơ để anh tìm tòi và xây dựng thành tác phẩm của mình

Chuyện về thi sĩ… công an
Thơ của thi sĩ… công an Trần Khánh Toàn dung dị, mộc mạc mà nhiều sức gợi.

Thực ra, Trần Khánh Toàn đã bắt đầu làm thơ từ năm 1986, khi mới ngoài tuổi đôi mươi. Chỉ có điều vì công việc bận rộn mà anh không thể viết đều đặn. Năm 1993, bài thơ “Nói với em” của anh được đăng trên báo Phụ nữ Việt Nam. Đây là bài thơ tác giả ngẫu nhiên “trả lời” một tác giả nữ có bài thơ “Nói với anh” bày tỏ nỗi niềm trăn trở vì một thời con gái vụng dại. Đáp lại, bài thơ “Nói với em” của Trần Khánh Toàn là những câu thơ rất đỗi bao dung và tràn đầy yêu thương: “Sẽ chẳng bao giờ anh trách em/ Sống sôi nổi cái thời anh chưa gặp/ Anh không ghen với người chưa biết mặt/ Vì một thời, người đó làm em vui…”. Chính vì thế mà bài thơ đã thu hút sự chú ý của độc giả cả nước, có ngày anh nhận được gần 200 lá thư gửi về khen ngợi và động viên tiếp tục sáng tác. Đấy cũng chính là nguồn động lực để anh bền bỉ vừa cầm súng chống tội phạm vừa cầm bút viết những vần thơ đong đầy cảm xúc bay bổng… 

Bay bổng làm sao khi Khánh Toàn say mê tìm kiếm “nàng thơ” đến mức: “Bới cong vạt nắng, tãi nhàu bãi ngô/ Hỏi chim, chim hót líu lô/ Hỏi nắng nắng sém lô xô ráng chiều…” (Tìm). Nhất là khi anh viết về người thiếu nữ vùng cao: “Áo em ướp hương cây/ Gùi hoàng hôn xuống núi/ Váy xòe như muốn bay/ Dưới lòng thung ai đợi… (Hoàng hôn núi 1)

Vẫn cảm xúc bay bổng ấy, anh viết về tình yêu thu Hà Nội - một tình yêu tinh khôi và trong trẻo: “Hà Nội choàng sắc thu/ Tôi gội tôi bằng ban mai tinh khiết/ Tuổi thơ về biếc cánh diều…” (Mắt chiều). Anh viết về nỗi đau đáu hướng về biển đảo quê hương cùng niềm tự hào trước những tượng đài bất tử của Tổ quốc… như “Hương bồ kết”, “Những bước chân Trường Sơn”, “Bão biển”, “Quốc Tổ”… Và, thật thú vị khi đọc những bài thơ 4 câu của anh, nhẹ nhàng, dung dị nhưng cũng rất dụng công và mang nhiều sức gợi: “Gói cả trời cả đất/ Cả nỗi người khuya sớm/ Dâng thơm thảo bánh chưng/ Gói trong hồn dân tộc (Bánh chưng). Hay: “Đường cong lượn khẳm mắt tình/ Cầu vồng uốn bổng phiêu linh sắc mầu/ Giếng làng cong lượn lòng sâu/ Mẹ lưng còng võng đu nhầu thời gian” (Cong)…

Người chiến sĩ công an Trần Khánh Toàn là vậy. Anh cứ cần mẫn vừa cầm súng truy quét tội phạm vừa tranh thủ ghi lại những thi hứng vào sổ tay để đến năm 2019 gom rồi in thành hai tập thơ “Sống để yêu thương” và “Nhịp mùa” do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Khi đọc hai tập thơ ấy, PGS.TS Vũ Nho và nhà thơ Trần Quang Quý từng nhận xét: “Thơ của Trần Khánh Toàn viết đa dạng về đề tài nhưng bên cạnh sự dung dị, mộc mạc, luôn có xu hướng tìm tòi, nội dung nổi bật luôn thể hiện tình yêu thương con người, hướng về chân - thiện - mỹ, cho ta thấy một tư chất trong sáng, phẩm hạnh, bản lĩnh của người chiến sĩ công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. 

Không chỉ thế, thơ của anh còn được nhạc sĩ Lê Mây chắp cánh bay xa khi hồi tháng 2 năm nay, ông phổ nhạc bài thơ “Nhập đồng mùa thu” thành ca khúc cùng tên. Khi bài hát được công bố, nhiều người đã “phiêu” cùng những câu thơ hòa trong giai điệu mộng mị: “Tóc thơm hương nhu/ Gió ngậy hương nhu/ Mùa thu mở cửa/ Mùa thu phập phồng/ Non thiêng í a…/ Mây cuồn cuộn í a…/ Cỏ hoa phiêu bồng/ Cỏ hoa nhập đồng/ Anh khát lấy vợ/ Chị khát lấy chồng/ Đàn ong bay/ Đàn bướm lượn/ Mõ khuya bắt nhịp, cho chày thỉnh chuông/ Mõ khua bắt nhịp cho chày thỉnh chuông/ Con đò về cắm sào/ Con đò về rèm buông…”

Giờ đây thi sĩ… công an Trần Khánh Toàn đã phần nào thảnh thơi khi được nghỉ hưu (anh nghỉ hưu tháng 12/2019) để tiếp tục say với giấc mộng văn chương. Mới đây, anh tham gia chuyến đi thực tế sáng tác văn học về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam do Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức. Sau chuyến đi này, anh đã sáng tác khoảng chục bài gồm thơ và bút ký để tham gia in sách tặng cho cán bộ chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam - những người lính đang ở tuyến đầu bảo vệ chủ quyền đất nước trên biển Đông. Bên cạnh đó, anh còn dự định hoàn thành trường ca “Vinh quang” viết về lực lượng Công an nhân dân cùng tập truyện ngắn đang viết dở trong thời gian tới.
(0) Bình luận
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Tuổi trẻ Thủ đô tích cực triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    “Thời gian qua, tuổi trẻ Thủ đô đặt nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng hình mẫu thanh niên Thủ đô thời đại mới là nhiệm vụ trọng tâm”, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng chia sẻ trong bài tham luận tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình số 06-CTr/TU).
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô
    Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện về thi sĩ... công an
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO