Lý luận - phê bình

Sự tối giản, tính thiền và triết học trong thơ Trần Lê Khánh

Lý Uyên 17:47 17/02/2023

Mới đây, tác phẩm “Ngàn bài thơ khác” của nhà thơ Trần Lê Khánh đã giành Giải thưởng Văn học 2022 của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ cũng đã được nhà thơ Bruce Weigl chuyển ngữ sang tiếng Anh với nhan đề “The sum of now” và sắp ra mắt tại Mỹ. Nhân dịp này, sáng ngày 17/2/2023, Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa đã tổ chức buổi giao lưu với hai nhà thơ trong chương trình “Gặp gỡ tháng Giêng”.

Sự tối giản và tư tưởng trong thơ Trần Lê Khánh

Tập thơ “Ngàn bài thơ khác” của Trần Lê Khánh là tuyển tập những bài thơ ngắn nhưng mang đầy kiến thức về tôn giáo, tính triết lý chiêm nghiệm và tư tưởng thiền cũng như sự độc đáo về cấu tứ như: “em đi ngang đời tôi/ lũ gió rủ nhau/ đem buổi chiều ra thổi” (Sự thoáng đãng của tâm hồn); “con đường thi ca/ không có lấy một cái cây/ nhưng đầy bóng râm của chúng” (Nội tâm); “ngọn gió mới sinh ra/ tập men theo chiếc lá/ để nhận ra mình” (Con đường nhân loại); “con sông/ chảy qua nhiều quốc gia/ sóng là ngôn từ duy nhất” (Bảo tàng về thời gian); “chiếc lá vàng bay/ một mình làm nên mùa thu/ nó đâu biết rằng kiếp sau/ hóa thành đàn chim én” (Kiếp nào hơn) hay “hoàng hôn giữ mây/ như biển sâu giữ hờ ngọn sóng/ để sóng trong lòng/ vỗ về đâu” (Níu giữ)…

z4116911122128_d81a7c5359c10e6be0753eff54f32318.jpg
Cuộc giao lưu với hai nhà thơ Trần Lê Khánh và Bruce Weigl tại Khoa Viết văn - Báo chí

Đối với Trần Lê Khánh, những sáng tác của anh không bị ảnh hưởng bởi các nhà thơ, tác giả nào. Anh nhận mình chỉ chịu ảnh hưởng từ những câu thơ hay và để tránh trường hợp rơi vào motif cũ, anh đã tự trau dồi tri thức bằng việc đọc nhiều hơn ở các lĩnh vực khác nhau.

Chia sẻ về thơ nói chung, nhà thơ Trần Lê Khánh cho rằng, thơ hay là thơ mà đọc lên khiến người ta cảm thấy hay ngay lập tức, còn nếu phải suy nghĩ mãi mới thấy hay thì có thể nói đó là thất bại của nhà thơ. Và anh cũng chia sẻ, nếu để tự chọn ra những tác phẩm mà anh tâm đắc trong tập thơ mới này thì con số 50 bài thơ là có phần dễ dãi, và thực sự thì anh chỉ lọc lại ở con số 5 – 7 bài thơ.

Khi được hỏi về điều gì khiến anh theo đuổi sự cô đọng, tối giản trong thơ của mình, Trần Lê Khánh nhận rằng đó như một “thói quen nghề nghiệp”, vì anh đã từng phải trình bày rất nhiều dự án của mình cho các nhà đầu tư lớn trong các hội thảo – mỗi dự án có nội dung dày như một cuốn sách hàng trăm trang nhưng chỉ được trình bày trong khoảng tối đa 1 – 2 phút, việc đó giúp anh có thói quen rút lọc được những ý chính và hình thành kỹ năng tóm gọn vấn đề.

z4116170325923_f3790cbe5b4ccc7104846d54195e00bb.jpg
Tập thơ "Ngàn bài thơ khác"

Trước đó, tác phẩm đầu tiên của Trần Lê Khánh mà Bruce Weigl dịch sang tiếng Anh là tập thơ “Sự bắt đầu của nước” với nhan đề “The beginning of Water” và cuốn sách đã được xuất bản song ngữ tại Mỹ, do Nhà xuất bản White Pine ấn hành, ra mắt vào tháng 4/2021. Và đối với “Ngàn bài thơ khác”, Bruce Weigl đã mất 5 năm (từ 2017 tới năm 2022) để hoàn thành bản dịch “The sum of now”.

z4116526790126_e55b0c9edf0d41c67396c800fcba88a4.jpg
Bìa tập thơ "Sự bắt đầu của nước" xuất bản song ngữ tại Mỹ với nhan đề "The beggining of Water", 2021.

Nói về thơ của Trần Lê Khánh, nhà thơ Bruce Weigl nhận định: “Khi đọc thơ Trần Lê Khánh, tôi cảm thấy đặc biệt. Cũng là một nhà thơ và với hơn 50 năm hoạt động phê bình văn học, tôi có một góc nhìn về thơ không chỉ thiên về đánh giá thơ hay hay không hay mà là ở sự đặc biệt. Đó là sự súc tích, cô đọng của những bài thơ ngắn nhưng gợi nhiều vấn đề và suy ngẫm”. Bruce Weigl cũng chia sẻ, ông rất thích bài thơ: “trăng/ đập thình thịch trên bầu trời/ rằm rồi anh ơi” vì sự cô đọng mà đầy chất gợi của nó và đây là một ví dụ cho việc Trần Lê Khánh biết nên giữ lại cái gì và loại bỏ cái gì trong thơ của mình.

Dịch giả cũng là người đồng sáng tác

Theo chia sẻ của nhà thơ Trần Lê Khánh, trong quá trình Bruce Weigl dịch tập thơ “Ngàn bài thơ khác” của anh, hai nhà thơ đã trao đổi với nhau rất nhiều qua online, rồi hẹn gặp nhau trực tiếp để trao đổi kỹ hơn về việc chuyển ngữ. Và khi có những câu thơ ở bản tiếng Việt chuyển sang tiếng Anh mà rất khó để giữ nguyên được tinh thần, Bruce Weigl đã cho anh những gợi ý, kiến nghị thay đổi để có được bản dịch phù hợp. Quá trình tương tác giữa tác giả và dịch giả dựa trên tinh thần học hỏi, không ít lần hai bên từ chối những phương án lựa chọn của nhau, nhưng cuối cùng họ đã đi đến được thống nhất tâm đắc, với sự chọn lọc tối ưu. Bruce Weigl đã tốn nhiều thời gian và công sức trong việc dịch thơ anh hơn cả lúc anh sáng tác và hoàn thiện tập thơ này.

z4116165008960_8bc67a9c6575b77fe72f69b3ec4b67be.jpg
Nhà thơ Bruce Weigl và nhà thơ Nguyễn Quyến chụp ảnh kỷ niệm với sinh viên Khoa Viết văn - Báo chí.

Bruce Weigl thừa nhận việc dịch thơ Trần Lê Khánh sang tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là lúc dịch nhan đề các bài thơ và bởi vốn dĩ việc dịch thơ luôn là bất khả thi nhưng đây cũng là quá trình đầy thử thách thú vị. Ông đã từng đưa một bài thơ cho nhiều người dịch thử và kết quả thú vị là mỗi người cho ra một phiên bản dịch khác nhau. Vì thế, việc dịch thơ là một quá trình cần sự nghiêm túc, phải làm sao để bản dịch vẫn giữ được tinh thần của tác giả là câu chuyện không đơn giản.

Nhà thơ Trần Lê Khánh sinh năm 1971, vốn là một chuyên gia tư vấn tài chính cấp cao, hiện sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Anh đến với thơ trong khoảng 10 năm nay. Trước tác phẩm “Ngàn bài thơ khác” Trần Lê Khánh đã ra mắt bạn đọc nhiều tác phẩm như: “Lục bát múa” (2016), “Dòng sông không vội” (2017), “Ngày như chiếc lá” (2018), “Lục bát múa trọn bộ” (2018), “Giọt nắng tràn ly” (2019), “Xứ - Rung một ngọn mây” (Giải thưởng VHNT xuất sắc của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2021)… Cũng năm 2021, tập thơ “Sự bắt đầu của nước” được xuất bản song ngữ tại Mỹ với nhan đề tiếng Anh là “The Beginning of Water”.

Nhà thơ Bruce Weigl sinh năm 1949, là nhà thơ người Mỹ có nhiều gắn bó với Việt Nam. Ông là Chủ tịch chương trình Viết văn quốc gia Mỹ, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thơ của Giải thưởng Văn học quốc gia Mỹ và là người đã dịch 2 tập thơ của Trần Lê Khánh sang tiếng Anh.

Tác giả trích dẫn

Bài liên quan
  • Trao Giải thưởng Văn học năm 2022
    Sáng ngày 15/2/2023, Lễ trao Giải thưởng Văn học năm 2022 đã diễn ra tại trụ sở Hội nhà văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu. Đại diện Hội Nhà văn Việt Nam cũng trao Giải Nhà văn nữ ấn tượng cho hai nhà văn là Nguyễn Bích Lan và Nguyễn Thị Kim Hòa.
(0) Bình luận
  • Khúc tình thu – một khát khao giao cảm
    Mùa thu từ cổ chí kim vốn đã là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ thi sĩ. Thơ tình về mùa thu của người Việt, chỉ tính từ thời Thơ Mới đến nay cũng đã có rất nhiều, thậm chí nhiều bài trong số đó đã được phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng như “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư (Phạm Duy, Hữu Xuân phổ nhạc), “Tỳ bà” của Bích Khê (Phạm Duy phổ nhạc), “Thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh (Phan Huỳnh Điều phổ nhạc), “Khúc mùa thu” của Hồng Thanh Quang (Phú Quang phổ nhạc), “Yên tĩnh” của Giáng Vân (Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc “Đâu phải bởi mùa thu”)…
  • Người thiết kế nội thất để xây dựng nếp sống
    Trong thế hệ xuất thân từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc được giới hội họa biết đến là nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam, người đưa khái niệm “công dụng, duyên dáng, bền chắc và tiết kiệm” vào thiết kế và sản xuất đồ gỗ. Đối với ông, “thiết kế nội thất là để xây dựng một nếp sống”.
  • Người tiên phong xã hội hóa nghệ thuật múa
    “Tôi sẽ là nhà đầu tư, là đạo diễn, biên đạo, là thiết kế phục trang, sân khấu, là nhân viên ánh sáng, người phục vụ diễn viên, là người đánh máy, đi chạy từng thủ tục…
  • Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý về văn học nghệ thuật trong tình hình mới
    Từ ngày 22 đến 25/8, tại tỉnh Ninh Bình, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2023.
  • Day trở một nỗi niềm thanh khiết
    Trần Hòa Bình vốn là nhà giáo, đồng thời là nhà thơ. Nhà giáo/ người truyền đạt kiến thức, còn nhà thơ thì... phụ thuộc vào xúc cảm, vào những khoảnh khắc tâm trạng xuất thần, của phấn hứng sáng tạo... Dẫu đọc nhiều, đi nhiều, viết nhiều, sống và chiêm nghiệm nhưng cái được của nhà thơ là thu lại rất ít ỏi.
  • Một dòng chảy nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai
    Nhận định về diện mạo nền văn học của mỗi dân tộc, đứng về đại thể có thể chia làm hai khu vực lớn: văn học dân gian và văn học thành văn. Hai dòng chảy này vừa phát triển song song vừa tương hỗ cho nhau, mỗi dòng chảy mang trong mình những đặc điểm, phong cách riêng biệt.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát động cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
    Chiều 4/10, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024.
  • Những hàng thông lặng im
    Những hàng thông đã lặng im từ lâu lắm. Như từ hóa thạch, như từ lòng đất, như từ đại dương, những đại dương san hô mà loài người đã vô tình quên lãng. Thông như là sự hóa thạch của những trầm tích ấy. Những trầm tích mà hôm nay, ngày mai, bất cứ khi nào có thể lại sẽ reo ca trong lòng bạn. Này hỡi em yêu! Và đó là một sự nhiệm màu!
  • Khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2023
    Hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2023 vào chiều ngày 3/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.
  • Hà Nội tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 181-KH/TU về việc Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
  • Vinh danh 18 "Nông dân Thủ đô xuất sắc" năm 2023
    Sáng 4/10, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức hội nghị Tổng kết đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân các cấp TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2023 – 2028; biểu dương “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
Sự tối giản, tính thiền và triết học trong thơ Trần Lê Khánh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO