Sinh viên báo chí cần có sự chọn lọc với công việc partime

Nga Bùi| 28/06/2017 09:50

Tìm việc làm thêm đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là với sinh viên và từ khóa “công việc part time” đã trở nên rất quen thuộc với họ. Nhiều sinh viên muốn có cơ hội thử sức, rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng các công việc liên quan đến ngành học nhưng nhiều bạn tìm việc làm thêm chỉ vì muốn đỡ đần gia đình. Sinh viên báo chí không nằm ngoài những trường hợp đó, có những bạn là cộng tác viên của các tờ báo ngay từ năm học thứ hai nhưng có những bạn làm các công việc

Chủ động tìm việc làm đúng ngành học

Hiện nay không ít cơ quan báo chí mở rộng mạng lưới cộng tác viên, giúp sinh viên báo chí có cơ hội cộng tác rèn luyện bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn trẻ không ngại tìm hiểu, thử sức mình để có những kiến thức thực tế qua việc học hỏi các anh chị phóng viên đi trước. Việc làm cộng tác viên ban đầu có thể sẽ có nhiều chông gai, thử thách vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm, bài viết bị sửa thường xuyên, nhiều bạn có tâm trạng chán nản, muốn bỏ cuộc.

Thế nhưng không ít bạn kiên trì nắm bắt cơ hội, tham gia các câu lạc bộ, chủ động tìm kiếm đề tài mới mẻ được cơ quan báo chí đánh giá cao và trở thành cộng tác viên chính khi là sinh viên năm hai, năm ba.

Sinh viên báo chí cần có sự chọn lọc  với công việc partime
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, các kỳ thực tập là cơ hội quý báu để sinh viên gắn bó với một cơ quan nhất định và thể hiện tài năng của mình, là bước đệm cho sự nghiệp sau này, cơ quan thực tập là nơi lý tưởng để thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết của một sinh viên yêu thích báo chí. Cũng chính nhờ việc làm thêm đúng với ngành nghề của mình mà nhiều sinh viên có kết quả cao trong học tập bởi đưa được kinh nghiệm thực tiễn vào bài tập, đưa ra được những thắc mắc mới mẻ với giáo viên và giúp đỡ những người bạn hoàn thiện bản thân, có thêm nhiều cơ hội cộng tác, hơn nữa khi ra trường cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn đối với những bạn trẻ đó.

Chưa chọn đúng nơi rèn nghề 

Với những bạn sinh viên báo chí tìm được việc làm thêm đúng với ngành học của mình sẽ là điểm khởi đầu vững chắc. Thế những không ít bạn tìm việc làm thêm vì mục đích kiếm thật nhiều tiền. Điều đó không sai, nhưng nó không phù hợp với nhiệm vụ mà một sinh viên cần đặt lên hàng đầu là học tập. Việc học kinh nghiệm bổ trợ cho công việc sau này mới là điều quan trọng nhất. Bỏ ra 4 năm đại học để có được kỹ năng cho nghề nghiệp nhưng chỉ vì làm thêm quá sức hoặc làm thêm lệch ngành mà các bạn bỏ đi nhiều cơ hội và kiến thức quý báu. 

Sinh viên báo chí luôn có lợi thế là viết lách, và với lợi thế đó họ có thể làm nhiều công việc khách nhau như dịch, viết bài PR, truyền thông... Với một mớ hỗn độn công việc làm thêm đó, quan trọng hơn cả là biết chọn cho mình một công việc làm thêm phù hợp. Nhiều bạn đi vết bài PR cho các cơ quan, doanh nghiệp, đi làm thêm tại các địa chỉ kinh doanh không liên quan đến báo chí vô hình chung làm mất đi sự đam mê nghề nghiệp ban đầu, mất đi những kỹ năng báo chí thầy cô truyền đạt trên giảng đường.

 Nhiều sinh viên báo chí chia sẻ: Sau khi mình đi viết bài Pr cho các công ty mà trở lại với việc viết báo cảm thấy rất khó khăn vì lúc đó đã quen với công việc mới, quên đi những kỹ năng cơ bản, phải mất một thời gian đọc và tìm hiểu lại may ra mình mới có thể viết tốt được. Bởi viết bài PR hay các dạng bài tương tự nó hạn chế khả năng sáng tạo, hạn chế tính thực tế, chính xác mà báo chí luôn yêu cầu.

Và điều đó đã trở thành vật cản lớn trong việc thể hiện bản thân với tòa soạn, thể hiện kiến thức học được với thầy cô qua các kỳ đánh giá, kiểm tra. Các nhà tuyển dụng, các cơ quan báo chí họ chỉ quan tâm đến kỹ năng bạn có đã phù hợp với ngành học hay chưa chứ họ không quan tâm đến việc bạn hụt hẫng kiến thức chỉ vì những công việc làm thêm đã ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu của bạn ra sao. 

Báo chí là một món hàng đặc biệt mà khách hàng không chỉ là một đối tượng cụ thể. Họ là tất cả mọi người trong xã hội với trình độ tri thức ngày càng càng cao. Nhà báo sẽ bị đào thải nếu như không nhanh nhạy với thời cuộc, không có tư duy sắc sảo khi hành nghề, chứ chưa nhắc tới việc thiếu hụt kiến thức nền tảng do mải làm thêm trái ngành, quên đi việc học khi còn là sinh viên.

Khi bước vào cuộc sống sinh viên, ai cũng mong muốn được tự mình kiếm ra tiền bằng những công việc partime nhưng việc làm thêm mà sinh viên lựa chọn nên phù hợp, vừa bổ trợ cho chuyên môn của ngành mà mình đang theo học, vừa nâng cao kỹ năng mềm. Công việc làm thêm cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên báo chí rất đa dạng, nhưng sinh viên phải biết cân nhắc trước những chọn lựa của mình. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Tọa đàm khoa học: “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
    Toạ đàm là một trong những hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của Lãnh đạo Thành ủy- UBND Thành phố Hà Nội thăm Thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024) và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Thành phố.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
Đừng bỏ lỡ
Sinh viên báo chí cần có sự chọn lọc với công việc partime
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO