Tin tức

Đặc sắc chương trình nghệ thuật thực cảnh kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa.

Ly Ly 22:22 19/04/2024

Tối ngày 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, UBND huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa.

Tham dự chương trình có các đồng chí: Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Phạm Quí Tiên - Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; Phạm Thị Thanh Mai - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội; Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội.

Về phía lãnh đạo huyện Đông Anh có các đồng chí: Lê Trung Kiên - Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Văn Cường - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Nguyễn Anh Dũng – Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện, Nguyễn Thị Tám – Phó Chủ tịch UBND huyện.

img_6278.jpeg
Đồng chí Nguyễn Anh Dũng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Trong diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng khẳng định, chương trình kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024) nhằm góp phần tiếp nối truyền thống yêu nước, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ ông cha đã chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn sự nghiệp trung hưng đất nước của Ngô Quyền trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; đồng thời tạo cơ sở, nền tảng thúc đẩy hoàn thiện các nội dung nhiệm vụ trong chương trình phát triển công nghiệp văn hóa tại huyện.

“Phát huy truyền thống và kết quả đã đạt được, huyện Đông Anh quyết tâm cố gắng, chủ động đổi mới, đoàn kết - sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh để góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa, cụ thể hóa chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trong giai đoạn hiện nay, xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp - văn minh - hiện đại”, đồng chí Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.

img_6311.jpeg
Màn trống hội mở đầu chương trình.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, chiến thắng Bạch Đằng lịch sử là cơ sở có ý nghĩa quyết định để mùa Xuân năm 939 Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xưng Vương, lập ra nhà Ngô, định đô ở Cổ Loa với ý nghĩa nối tiếp sự nghiệp dựng nước đời Hùng Vương, An Dương Vương, xây dựng nhà nước độc lập trên đất nước ta. Cùng với việc lên ngôi, Ngô Vương Quyền đặt ra quan chế, nghi lễ và phẩm phục của triều đình, lập hoàng hậu… mở ra trang sử mới trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Sau chiến thắng oanh liệt, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cuối năm 938, đầu năm 939, Anh hùng dân tộc Ngô Quyền quyết định xưng Vương, lập nên nhà Ngô, chọn Cổ Loa làm Kinh đô, phục hồi quốc thống đã được tạo dựng từ thời đại Hùng Vương, An Dương Vương, tạo nên bước ngoặt vĩ đại của lịch sử đất nước, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài và phát triển huy hoàng của quốc gia Đại Việt; đến nay vừa tròn 1085 năm.

Để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến vị Tổ Trung hưng của đất nước như đánh giá của các sử gia về Ngô Quyền, để từ đó phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự chủ, tự cường và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống kiên cường của các thế hệ cha ông; UBND huyện Đông Anh đã đề xuất và được Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất chủ trương chọn vị trí, địa điểm xây dựng Đền thờ đức Vua Ngô Quyền, được HĐND Thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư; vị trí xây dựng tại ô đất ký hiệu L-04 thuộc phân vùng lõi khu di tích Cổ Loa. UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chấp thuận vị trí, địa điểm dự án đầu tư xây dựng Đền thờ đức vua Ngô Qyền. Dự án có tổng mức đầu tư là 298,402 tỷ đồng gồm 2 dự án thành phần.

3(1).jpg
Một cảnh trong Chương trình nghệ thuật thực cảnh " Giang Nam dậy sóng - Quốc thống xưng Vương" tại Lễ kỷ niệm.

Dự án thành phần 1 bao gồm: Xây dựng Đền thờ Đức vua Ngô Quyền với phạm vi nghiên cứu của dự án khoảng 6.180 m². Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (dự kiến): 129.206 triệu đồng. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022 – 2024. Dự án thành phần 2 bao gồm: Xây dựng, tu bổ, tôn tạo, khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch với diện tích khoảng 37.220 m2. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 (dự kiến): 169.196 triệu đồng. Thời gian thực hiện dự án: 2022 – 2025.

Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô ở Cổ Loa, với chương trình nghệ thuật thực cảnh “Nam Giang dậy sóng - Quốc thống xưng Vương” kết hợp trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping tái hiện sự kiện Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa là một điểm nhấn đặc biệt trong chùm hoạt động của Lễ kỷ niệm.

6(1).jpg
Chương trình nghệ thuật thực cảnh kết hợp trình diễn ánh sáng công nghệ laser là một điểm nhấn đặc biệt trong Lễ kỷ niệm.

Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm còn có các hoạt động văn hoá nghệ thuật khác như: Biểu diễn nghệ thuật truyền thống Tuồng, Chèo, Ca trù, Rối nước; trình diễn trống hội…

Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô ở Cổ Loa là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đông Anh chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 100 năm ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng và hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.

Thông qua chương trình, Ban Tổ chức mong muốn xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài Huyện đến với khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa, đến với Đền thờ đức Vua Ngô Quyền, nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Huyện trong giai đoạn hiện nay.

Một số hình ảnh ấn tượng trong Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Nam Giang dậy sóng - Quốc thống xưng Vương” tại Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô ở Cổ Loa:

img_6311.jpeg
9(1).jpg
6(1).jpg
11(1).jpg
5(1).jpg
3(1).jpg
10(1).jpg
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc chương trình nghệ thuật thực cảnh kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO