Văn hóa – Di sản

Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế

Hà Oai 19:52 19/05/2024

Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.

Nguyễn Sinh Cung và gia đình vào sống ở Huế

Cố đô Huế là vùng đất lịch sử giàu bản sắc văn hoá với nhiều di tích, di sản vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Bên cạnh những di tích thuộc quần thể Cố đô Huế và các di tích lịch sử cách mạng thì còn nhóm di tích đó là những di tích và địa điểm di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ những kỷ niệm thuở niên thiếu của Bác Hồ sống tại Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian gần 10 năm (1895 - 1901 từ 5 tuổi đến 11 tuổi với tên gọi Nguyễn Sinh Cung và 1906 – 1909 từ 16 đến 19 tuổi).

z5452593269531_124bae0dfbf6098f18aaa3dc950349b9.jpg
Cổng vào Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh số 112 (nay là 158) đường Mai Thúc Loan.
z5452593280531_c7f04432b75e703738f7ea8ae4ef14db.jpg
Ngôi nhà Bác Hồ sống trong thời gian ở Cố đô Huế (Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh số 112).

Người đã để lại những dấu ấn sâu sắc tại Cố đô Huế và trở thành một phần quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của Thừa Thiên Huế hôm nay. Di tích Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại số 112 đường Mai Thúc Loan (TP Huế) là ngôi nhà đầu tiên Nguyễn Sinh Cung đã sống cùng gia đình ở Huế.

Năm 1894, cụ Nguyễn Sinh Sắc đưa gia đình vào Huế sinh sống và thuê được một căn nhà nhỏ đơn sơ, giản dị với ba gian nhà gỗ, tường bằng gạch vồ, mái lợp ngói liệt và nhà bếp bằng tranh tre, nứa lá… tại số 112 (số mới 158) đường Mai Thúc Loan (TP Huế) là ngôi nhà lưu niệm của gia đình Bác Hồ trong quãng thời gian từ 1895 - 1901. Ngôi nhà là nơi những năm tháng miệt mài đèn sách và khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc, sự trung hậu và đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung.

“Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ tại Trường thi Nghệ An, một năm sau ông tham gia kỳ thi Hội tại Kinh đô Huế nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo ông xin vào học Trường Quốc Tử Giám tại Huế và được chấp nhận. Ông về quê bàn với gia đình đưa vợ và các con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế, nhờ người quen giới thiệu ông đã thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).

Trong 6 năm sống tại đây, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có điều kiện hòa nhập với đời sống của người dân đất kinh kỳ. Ông Nguyễn Sinh Sắc ngoài thời gian học tập còn chẩn bệnh, bốc thuốc cho bà con quanh vùng, bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) với nghề dệt vải ngày đêm tảo tần canh cửi, cùng chồng nuôi dạy các con nên người. Hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung tuổi còn nhỏ nhưng tư chất thông minh, ham thích tìm hiểu đời sống hiện thực ở chốn kinh thành, lại thường được nghe cha cùng các bậc cao niên đàm đạo về đời sống của vua quan nhà Nguyễn, sự hách dịch, ngạo mạn của thực dân Pháp, cùng với nỗi thống khổ của nhân dân lao động, đặc biệt về sự kiện thất thủ kinh đô vào ngày 23 tháng 5 năm ất Dậu (05/7/1885) đã giết chết hàng ngàn người dân vô tội, làm ly tán biết bao gia đình... những biến động chính trị, xã hội ở đất kinh kỳ đã khắc sâu vào tâm hồn Người, góp phần hình thành nên khát vọng cứu nước, cứu dân sau này.

z5452593280633_ac79443cb528102a5f27c4153c341452.jpg
Hiện vật trong Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh số 112 (nay là 158) đường Mai Thúc Loan.

Tại ngôi nhà này, bà Hoàng Thị Loan đã hạ sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận (bé Xin) và cũng tại đây bà ốm nặng và qua đời vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 10/2/1901) khi mới 33 tuổi”.

Nguyễn Sinh Cung theo cha về Dương Nỗ sống và học tập

Nằm bên dòng sông Phổ Lợi là làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP Huế) là nơi Bác Hồ đã sống từ năm 1898 – 1900 khi theo cụ Nguyễn Sinh Sắc về đây dạy học. Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học tại làng Dương Nỗ. Hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung theo cha về đây một phần để đỡ gánh nặng kinh tế gia đình, một phần để ông Sắc có điều kiện dạy học cho hai con. Tại Bến Đá sông Phổ Lợi cũng là nơi Nguyễn Sinh Cung thường ra tắm giặt trong những năm Người sống và học tập tại làng Dưỡng Nỗ.

z5452588670498_7239677f21b835af709e0bfc2569360c.jpg
Đường vào Di tích lịch sử - văn hóa Nhà lưu niệm Dương Nỗ (TP Huế).
z5452593311350_829162151d291620217e9476fc041a4e(1).jpg
Nhà lưu niệm Dương Nỗ (TP Huế) là nơi Bác Hồ sống và học tập.
z5452593267792_07940b0ff5b39ccff387e193e0f75bc8.jpg
Khu vực bếp trong nhà lưu niệm tại làng Dương Nỗ.

Trường THPT Chuyên Quốc học Huế (12 đường Lê Lợi, TP Huế) được thành lập vào năm 1896 dưới thời vua Thành Thái là ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học vào những năm đầu thế kỷ 20. Cụ thể, năm 1908, thanh niên Nguyễn Tất Thành là một trong mười học sinh giỏi nhất Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại Trường Quốc học khóa 1908 - 1909.

z5452593282146_fafd61a903d687cf695955323e9e3895.jpg
Trường THPT Chuyên Quốc học Huế.
z5452593260833_8d687ea24212a46edafa72c1c75d8d27.jpg
Nơi thanh niên Nguyễn Tất Thành học tập khi sống ở Cố đô Huế.

Toà Khâm sứ Trung kỳ được xây dựng hoàn thành vào tháng 7/1878 là thủ phủ của chế độ thực dân tại Trung kỳ và chi phối toàn bộ hoạt động của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Tháng 4/1908 diễn ra cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế kéo dài từ ngày 9/4 – 13/4/1908 mà cao trào là ngày 11/4/1908 khi nông dân 6 huyện trong tỉnh Thừa Thiên Huế kéo về bao vây Toà Khâm sứ Trung kỳ đưa đơn đòi yêu sách. Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã cùng bạn bè tham gia vào đoàn biểu tình với tư cách là người phiên dịch.

z5452593309934_3599feb32d07d565551f8d5ed4433d10.jpg
Biểu tượng thanh niên Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tham gia phong trào đấu tranh chống thuế tại tòa Khâm sứ Trung kỳ năm 1908.

Đây chính là sự kiện đánh dấu sự chuyển biến từ ý thức yêu nước sang hành động yêu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành và hiện nay biểu tượng tham gia phong trào đấu tranh chống thuế tại tòa Khâm sứ Trung kỳ ở số 32 đường Lê Lợi (TP Huế). Mảnh đất Thừa Thiên Huế đã nuôi dưỡng tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người cùng gia đình sinh sống, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước trong giai đoạn 1895 -1901 và 1906 – 1909, nơi đây đã góp phần hun đúc và hình thành tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh để từ đó thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

Theo thống kê, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 20 di tích và địa điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người như Di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, Di tích toà Khâm sứ Trung Kỳ, Trường Quốc học Huế, nơi an táng thân mẫu Bác Hồ - bà Hoàng Thị Loan… Về di sản “phi vật thể” có hàng ngàn tư liệu thành văn và dân gian viết về Người, nói về Người, hồi ức của chính Người về thời kỳ ở Huế và tấm lòng của Bác Hồ với Thừa Thiên Huế cũng như Thừa Thiên Huế với Bác Hồ. Di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người để lại ở Thừa Thiên Huế là niềm tự hào và là tài sản vô giá cho người xứ Huế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước
    Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
  • [Video] Công bố một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội đã công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn
    Các thể loại tham dự giải thưởng bao gồm: Văn xuôi, thơ, âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, phát thanh - Truyền hình.
  • Làm báo nơi vùng giải phóng
    Tôi học và bắt đầu viết báo từ năm 1974, tại một vùng đất mới giải phóng - đó là Quảng Trị. Nơi ấy lúc bấy giờ là miền đất đói nghèo, đau thương nhưng cũng biết mấy can trường, biết bao thương nhớ… Nói như nhà thơ Chế Lan Viên, ấy là vùng quê: “Những đồi tranh ăn độc gió Lào/ Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao, ít tiếng nói cười/ Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng…”.
  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Dấu thiêng miền đất cổ”
    Tối 20/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức chương trình nghệ thuật đình Chèm “Dấu thiêng miền đất cổ” chào mừng Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 (diễn ra từ ngày 19/6 đến ngày 21/6), đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • "Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
    Công ty cổ phần văn hoá và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến.
  • Nhà báo Đỗ Quảng - xa và gần…
    Nhà báo Đỗ Quảng sinh năm 1938, hơn tôi một giáp. Mới diện kiến lần đầu và thời gian cũng không nhiều bởi các cuộc họp cộng tác viên báo chí thì vui là chính, nhưng trực giác vén mở tôi biết nhà báo Đỗ Quảng trong đời, trong nghề là con người tiết tháo, khôn ngoan, thâm thúy, chịu chơi, hiện sinh, thực tế. Như thế đã đủ hiểu một con người từ xa đến mà ta mới gặp?! Đây có thể là một trường hợp thú vị nếu chịu khó quan sát tiếp. Rồi phải chờ đến “thì tương lai” mới rõ.
  • Cháy đến giọt cuối cùng
    Nhà thơ Lệ Thu (tên khai sinh là Trần Lệ Thu, bút danh khác Trần Thị Lưu Phương) sinh ngày 15/8/1940; quê quán tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1955, Lệ Thu học phổ thông ở các trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng, đến năm 1961 thì học khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Cổ vật quý hiếm tượng đồng Nữ thần Durga đã về Việt Nam
    Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày 20-6 cho biết, tượng đồng Nữ thần Durga đã về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phục vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.
  • Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô 2024
    “Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô” lần này có sự tham dự của gần 400 diễn viên là cán bộ chiến sĩ thuộc 64 đơn vị của lực lượng Công an Hà Nội. Các tiết mục lần lượt được trình diễn trong hai ngày 19 và 20-6-2024.
Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO