Văn hóa – Di sản

Phan Huy Vịnh – người con dòng văn Phan Huy với hai lần đi sứ

Nguyễn Tiến Thịnh 12/11/2023 16:05

Phan Huy Vịnh (1800 - 1870) là một nhà thơ Việt Nam khá nổi tiếng thế kỷ XIX, người làng Sài Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, ngoại thành Hà Nội). Ông có cha là Phan Huy Thực và ông nội Phan Huy Ích. Tiếp nối truyền thống khoa cử của dòng họ Phan Huy, nhà thơ, nhà văn hóa Phan Huy Vịnh đỗ Cử nhân năm 1828 và được trao chức Chủ sự Bộ Binh. Nhiều năm sau ông được thăng chức Thượng thư Bộ Lễ và hai lần được cử đi sứ nhà Thanh vào các năm 1841, 1854.

Phan Huy Vịnh thuộc dòng họ Phan Huy nổi tiếng. Hai thế kỉ trước, tại làng Thầy, xã Thụy Khuê, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai (tỉnh Sơn Tây) bắt đầu xuất hiện những cây bút danh tiếng. Tất cả là người một họ, thuộc dòng văn Phan Huy. Dòng họ này được biết đến như một tấm gương hiếu học ở nước ta. Tiến sĩ Phan Huy Cận là người đỗ đại khoa và cũng là người mở đầu dòng khoa bảng của họ Phan. Các thế hệ kế tiếp có các Tiến sĩ Phan Huy Ích, Tiến sĩ Phan Huy Ôn, Tiến sĩ Phan Huy Huệ... Sau này các ông Phan Huy Sảng, Phan Huy Thự, Phan Huy Thực, Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Đàm... cũng nối tiếp truyền thống khoa cử. Có người đỗ Tiến sĩ, có người đỗ Cử nhân, Tú tài... Tất cả góp phần làm rạng danh dòng họ. Trong số đó có nhiều vị ra làm quan, tham gia gánh vác những công việc quốc gia đại sự. Bởi có tài năng, mưu lược nên nhiều người trong dòng họ Phan Huy được vinh dự cử đi sứ, đem lại vẻ vang cho nước nhà... Có thể nói, thơ đi sứ của dòng văn Phan Huy thể hiện phong phú ở các mặt nội dung và phương thức thể hiện. Các tác giả, đồng thời là sứ giả, bên cạnh việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sứ mệnh được giao phó, họ còn làm thêm một việc nữa là “sáng tác thơ”. Điều này cho thấy tài năng và sức sáng tạo nghệ thuật của những vị quan dòng họ Phan Huy là hết sức nhiệt huyết, mãnh liệt, góp phần tạo nên tài năng Phan Huy Vịnh.

ong-ban-ki-moon-va-phu-nhan-chup-anh-chung-cung-dong-ho-phan-huy-tai-nha-tho-ho-tai-xa-sai-son-nam-2015.-anh-zing.vn.jpg
Ông Ban Ki-Moon (nguyên Tổng Thư kí Liên Hiệp Quốc) và phu nhân chụp ảnh chung cùng dòng họ Phan Huy tại nhà thờ họ tại xã Sài Sơn năm 2015. Ảnh Zing.vn

Trở lại tác giả Phan Huy Vịnh. Có thể thấy, ở cương vị Thượng thư, ông là vị quan thanh liêm, chính trực. Ông luôn luôn suy tư, trăn trở làm thế nào để người dân được hưởng cảnh thái bình, thịnh trị. Khi là nhà thơ, ông gửi gắm nỗi niềm cá nhân và tâm trạng của mình vào những sáng tác chất chứa tình đời, tình người. Phan Huy Vịnh sáng tác không nhiều. Nhân hai lần đi sứ, ông sáng tác tập thơ Như Thanh sứ trình (Hành trình đi sứ sang Thanh) và Nhân trình tùy bút thi tập (Tập thơ tùy bút ruổi ngựa đi sứ). Như Thanh sứ trình (có tên khác là Như Thanh sứ bộ Phan Huy Vinh thi) chính là tập thơ của Phan Huy Vịnh soạn, gồm 52 trang. Tác phẩm này ghi lại những khoảnh khắc đi sứ đầy khó khăn gian lao, vất vả của sứ giả Phan Huy Vịnh đến Trung Quốc. Lần đi sứ này kéo dài hơn 2 năm, từ năm 1841 đến 1843. Huy Vịnh đi sứ lần này để triều cống, báo tin Minh Mệnh mất và cầu phong cho Thiệu Trị lên ngôi. Trong số các trước tác có 9 bài khải, thiếp giao dịch với Trung Quốc và 4 bài văn tế thần, 24 câu đối, 6 hoành biển đề ở chùa Tương Sơn, miếu Khuất Nguyên, lầu Nhạc Dương, đền Vũ Mục... cùng một bài văn ghi chuyện Khổng Tử bị nạn ở nước Tần, nước Thái.

Tập thơ thứ hai là Nhân trình tùy bút thi tập (còn có tên là Sài Phong nhân trình tùy bút hoặc Nhân trình tùy bút) do Phan Huy Vịnh, hiệu Sài Phong soạn. Sách này gồm 174 bài thơ làm khi đi sứ Trung Quốc từ năm Nhâm Tý (1852) đến năm Quý Sửu (1853), gồm có thơ tả cảnh, tả tình, đề vịnh, tặng đáp, xướng họa, hoài cổ... Tập thơ Phan Huy Vịnh sáng tác trong lần đi sứ sang Trung Quốc lần này, do có nhiều kinh nghiệm từ chuyến đi sứ trước (năm 1841) nên tác giả mở rộng chủ đề sáng tác hơn. Những bài thơ tả cảnh, vịnh cảnh, vịnh vật... thể hiện tâm trạng của người đi sứ xuất hiện nhiều hơn.

Tác giả Việt Anh có giới thiệu một bài họa thơ của Phan Huy Vịnh. Bài họa có tên Bồi Ngọc Phong, Ngô trượng ông du Hoa Phát sơn tự thứ vận trình đáp (Cùng ông thông gia họ Ngô, hiệu Ngọc Phong chơi chùa núi Hoa Phát, hoạ vần trình đáp) với nội dung như sau:

Sơn đối Sài Sơn nhất dạng thanh,

Thượng khai lan nhược dữ sơn danh.

Kỳ quan phan thạch lâm cao các,

Cổ ý môn đài độc cựu minh.

Điểu độ phong tiền tà hữu ảnh,

Hoa phi vũ hậu tế vô thanh.

Bồi du hội đắc thi ông lạc,

Dư hứng phiên phiên đáo thảo đình.

(Ngọn núi đối mặt với núi Sài cùng một vẻ trong lành,

Trên đó hoa lan nở như tên núi vậy.

Thăm kỳ quan nên bám núi đá lên gác cao,

Dò ý xưa nên rẽ rêu đọc lời minh cũ.

Chim bay trước gió nghiêng nghiêng bóng,

Hoa bay sau mưa liu riu không âm thanh.

Theo người cùng chơi mới hiểu được niềm vui của nhà thơ,

Hứng tràn phấp phới tới tận sân cỏ)

Bài họa này có ý thơ vui, trong sáng. Cảnh thiên nhiên với hoa lan, núi đá, chim bay, mưa, sân cỏ hòa trộn cùng tâm trạng, tạo niềm hứng khởi, vui tươi cho lòng người.

Có thể nói thơ Phan Huy Vịnh đa phần là những bài vịnh cảnh, vịnh vật... thể hiện tâm trạng thầm kín của cá nhân nhà thơ. Các tác phẩm của ông phần lớn được sáng tác trong lúc đi sứ và các chuyến du lãm... Nhìn chung, tiếng thơ Phan Huy Vịnh trong sáng, giản dị, giàu cảm xúc, suy tư.

Từ trước tới nay, không ít người vẫn ghi nhận bản dịch bài thơ Tỳ bà hành (Bạch Cư Dị) là của Phan Huy Vịnh. Tuy nhiên, nguồn tin này chưa chính xác, cần được đính chính lại. Dựa vào gia phả họ Phan và di cảo thơ văn Phan Huy Thực (cha của Phan Huy Vịnh), một số nhà nghiên cứu Hán học như Tạ Ngọc Liễn, Hoàng Thị Ngọ trong sách Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy (1983) và gần đây là bài viết Lại thêm một tư liệu về người dịch bài “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị (Tạp chí Hán Nôm) của Thế Anh đã đưa ra kết luận bản dịch Tỳ bà hành là của Phan Huy Thực chứ không phải Phan Huy Vịnh như sự “tương truyền” bấy lâu nay. Nhóm Tạ Ngọc Liễn, Hoàng Thị Ngọ cho biết trong cuốn Phan gia thế phả, phần chép về Phan Huy Thực viết: “Trước tác (của ông) có Hoa thiều tạp vịnh, khúc diễn âm Tỳ bà hành, Nhàn ảnh vấn đáp. Ngoài ra còn có các bài tấu nghị về việc chế định điển lễ, nhạc khúc và văn chương thù ứng..; phần chép về Phan Huy Vịnh như sau: “Tự Hàm Phủ, hiệu Sài Phong, sinh ngày 25 tháng Giêng năm Tân Dậu (1801)... Thơ có Nhân trình tùy bút tập”. Như vậy, trong gia phả họ Phan không thấy nhắc đến việc Phan Huy Vịnh dịch Tỳ bà hành. Như vậy, căn cứ vào sách trên và một số nguồn tư liệu khác có thể khẳng định Phan Huy Thực mới chính là dịch giả bài Tỳ bà hành.

Dòng họ Phan Huy được coi là một “hiện tượng” hiếm có trong làng văn Việt Nam. Nếu như “một người làm quan cả họ được nhờ” thì dòng họ Phan Huy có thể nói một cách “ưu ái” rằng “một họ làm quan cả nước được nhờ”. Dòng họ này, với những tên tuổi đáng kính như Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, Phan Huy Quýnh, Phan Huy Thực, Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Lê... xuất hiện như những vì sao khuê và tỏa sáng trên bầu trời văn học, sử học nước nhà. Dòng họ này thực đáng làm gương cho đất nước về tài năng và sự hiếu học. Phan Huy Vịnh là con cháu của dòng họ Phan Huy. Ông đã học tập, thi cử, đỗ đạt và làm quan đến chức Thượng thư. Việc đi sứ Trung Quốc và sáng tác thơ văn cho thấy ông là người tài năng, đức độ. Bằng sự nỗ lực, tận tâm, Phan Huy Vịnh là người kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, luôn có ý thức tiếp nối truyền thống học tập, khoa cử, làm quan của dòng họ./.

Theo Danh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
  • Trần Khánh Dư – danh tướng thủy binh
    Trần Khánh Dư người huyện Chí Linh (Hải Dương), chưa rõ năm sinh, mất năm 1339, dòng dõi tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ vương. Khi quân Nguyên mới sang xâm lược nước ta, ông thường nhằm chỗ sơ hở đánh úp, Trần Thánh Tông khen là có chí lược, lập làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi vua). Khi đánh dẹp ở miền núi thắng lớn, được phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Rồi từ tước hầu, do được vua yêu, thăng mãi lên Thượng vị hầu áo tía, giữ chức phán thủ. Sau vì tư thông với công chúa Thiên Thụy, con dâu của Trần Quốc Tuấn nên bị cách hết quan tước, tịch thu sản nghiệp, phải lui về ở Chí Linh làm nghề bán than.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • HLV Park Hang Seo chính thức trở thành đại sứ thương hiệu bia thủ công
    Chiều 1/7, tại Hà Nội, huấn luyện viên (HLV) Park Hang Seo chính thức được công bố là Đại sứ hình ảnh tại Việt Nam của thương hiệu bia thủ công 1689 Beckent Bauer.
  • Vietnam Airlines chính thức mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan
    Ngày 1/7/2025, Vietnam Airlines chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Milan (Italy), nâng tổng số đường bay thẳng của Hãng tới châu Âu lên 10 đường.
Đừng bỏ lỡ
Phan Huy Vịnh – người con dòng văn Phan Huy với hai lần đi sứ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO