Văn hóa – Di sản

Trần Quang Khải – thượng tướng, nhà thơ

Tạ Ngọc Liễn 01/11/2023 11:16

Trần Quang Khải là con trai thứ ba Trần Thái Tông, sinh năm 1240, mất năm 1294. Dưới triều Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh đại vương. Năm 1274, ông được giao chức Tướng quốc thái úy.

Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.

(Bến Chương Dương cướp giáo,

Cửa Hàm Tử bắt thù.

Đời thái bình gắng sức,

Nước non này muôn thu)

Đó là bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư (Theo xe vua trở về kinh đô) nổi tiếng của Trần Quang Khải viết để ca ngợi chiến thắng quân Nguyên Mông ở Chương Dương, Hàm Tử năm 1285 mà ông đã tham gia chỉ huy.

Trần Quang Khải là con trai thứ ba Trần Thái Tông, sinh năm 1240, mất năm 1294. Dưới triều Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh đại vương. Năm 1274, ông được giao chức Tướng quốc thái úy.

tran-quang-khai.jpg
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (Ảnh minh họa: vov2.vov.vn).

Năm 1282, dưới triều Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng tướng Thái sư, coi nắm toàn quyền nội chính. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285) và ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai sau Trần Quốc Tuấn, có nhiều công lao to lớn trên chiến trường.

Trong sự nghiệp quân sự của Thượng tướng Trần Quang Khải, trận ông chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5-1285 “là chiến công to nhất lúc bấy giờ” như sử sách ca ngợi.

Không những là một tướng tài, dũng mãnh, Trần Quang Khải còn là một nhà ngoại giao giỏi đời Trần. Năm 1281 là thời gian nhà Nguyên cho Sài Thung đem 1.000 quân đưa bọn Trần Di Ái về nước hòng làm tạo phản, mở đường cho nhà Nguyên xâm lược nước ta. Nhưng vừa qua cửa ải, quân Nguyên đã bị quân Trần phục đánh. Trần Di Ái bỏ chạy. Sài Thung được “mời” về Thăng Long để dùng vào kế hoãn binh cho vương triều Trần có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược lần thứ hai của giặc Nguyên. Lúc Sài Thung về nước, Trần Quang Khải làm bài thơ tiễn tặng rất tao nhã, đoạn kết có câu:

Vị thẩm hà thời trùng đổ diện,

Ân cần ác thủ tự huyện lương.

(Chưa biết ngày nào lại gặp mặt lần nữa,

Để ân cần nắm tay nhau hàn huyên)

Đối với viên sứ giả hống hách của một nước sắp mang quân tràn sang xâm lược, mà thái độ Trần Quang Khải vẫn ung dung, bình thản như vậy, quả là cách ứng xử ngoại giao hết sức kín đáo, khôn khéo.

Trần Quang Khải còn là nhà thơ có một vị trí không nhỏ trong nền văn học nước nhà. Thơ ông có tập Lạc đạo, đã thất truyền, nay chỉ còn lại dăm bảy bài. Thượng tướng Trần Quang Khải là người anh hùng xông pha khắp trận mạc đánh giặc, song thơ ông lại “thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý thú” (Phan Huy Chú). Cốt cách đời và thơ ấy, có lẽ cũng là cốt cách của các vua Trần, của người Việt Nam nghìn năm qua.

Hãy đọc bản dịch bài thơ Vườn Phúc Hưng của Trần Quang Khải, chúng ta sẽ thấy rõ hơn tâm hồn ông:

Phúc Hưng một khoảnh nước bao quanh,

Vài mẫu vườn quê đất rộng thênh.

Hết tuyết, chùm mai hoa trắng xóa,

Quang mây, đỉnh trúc sắc tươi xanh.

Nắng lên mời khách pha trà nhấp,

Mưa tạnh sai đồng dỡ thuốc nhanh.

Báo giặc ải Nam không khói lửa,

Bên giường một giấc ngủ êm lành.

(Theo Hoàng Việt thi văn tuyển)

Tâm hồn Trần Quang Khải vừa khoáng đạt, vừa gần gũi, gắn bó với cuộc sống bình dị của đất nước, con người:

Nhất thanh ngưu địch thanh lâu nguyệt,

Kỷ phiến nông soa bích lũng vân.

(Tiếng sáo mục đồng dưới ánh trăng bên lầu vắng,

Mấy chiếc áo tơi dưới mây trên ruộng biếc)

(Chùa Dã Thự)

Cuộc đời Trần Quang Khải là một cuộc đời sung mãn khí phách dọc ngang. Vào tuổi 50 khí lực đã kém, nhưng Trần Quang Khải vẫn viết những câu thơ còn đầy khát vọng anh hùng:

Sinh bình đệm khí luân khuôn tại,

Giải đảo đông phong phú nhất thi.

(Chí khí dũng cảm lúc còn trẻ vẫn ngang tàng, hăng hái,

Muốn quật ngã ngọn gió đông, ngâm vang bài thơ)

Ngoài bài Tụng giá hoàn kinh sư, Lưu gia độ (Bến đò Lưu Gia) cũng là một bài thơ nổi tiếng của Trần Quang Khải:

Lưu Gia độ khẩu thụ tham thiên,

Hỗ tụng đông hành tích bạc thuyền.

Cựu tháp giang đình lưu thủy thượng,

Hoang từ cổ trung thạch lân tiền.

Thái bình đồ chí kỷ thiên lý,

Lý đại quan hà nhị bách niên.

Thi khách trùng lai đầu phát bạch,

Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên.

(Bến đò Lưu Gia cây cao ngất trời,

Năm xưa phò giá sang sông đỗ thuyền nơi đây.

Tháp cũ, đình xưa trên dòng sông chảy miết,

Đền hoang, mộ cổ phơi trước mấy con lân đá.

Bản đồ thái bình ghi mấy ngàn dặm,

Non sông nhà Lý trải hai trăm năm.

Khách thơ nay trở lại đầu đã bạc,

Hoa mai như tuyết chiếu xuống sông trong)

Những vần thơ Trần Quang Khải để lại là những dấu ấn tư tưởng, tâm hồn của một cuộc đời lớn - vị Thượng tướng triều Trần - vừa đánh giặc, vừa làm thơ./.

Theo Danh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trước mặt là dòng sông
    Dãy phòng trọ hướng về dòng sông. Trước đây, mảnh đất này là ao rau muống, khi khu công nghiệp hình thành, chủ nhà lấp đầy xây phòng cho thuê. Những căn phòng được công nhân ưa thích, ở đây mỗi chiều, từ trước hiên nhà họ có thể ngắm dòng sông để tìm lại chút khung cảnh của quê nhà...
  • Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo giám sát chặt chẽ bếp ăn trường học
    Liên quan đến sự việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm, canh thừa, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và VSATTP cho sinh viên.
  • Tái diễn lễ Truyền Lô, hàng nghìn khán giả ở Ngọ Môn Huế cổ vũ Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2024
    Hàng nghìn khán giả đội nón lá, mặc áo dài… tại điểm cầu truyền hình trực tiếp Quảng trường Ngọ Môn (Thừa Thiên Huế) cổ vũ cho nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 Võ Quang Phú Đức (Trường THPT Chuyên Quốc học Huế).
Đừng bỏ lỡ
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru
    Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Peru, một buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc mang tên “Q' pop & Quechua Concert” sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 23/10.
  • Đấu giá tranh "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon
    Phiên đấu giá "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon sẽ chính thức diễn ra vào 17 giờ ngày 12.10 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole, 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
  • Cần nắm vững quy định Luật Thủ đô 2024 để triển khai thi hành Luật đồng bộ, thống nhất, hiệu quả
    Sáng 11/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô 2024 (Luật số 39/2024/QH15). Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở UBND Thành phố và kết nối tới các điểm cầu của 30 quận, huyện, thị xã; Sở, Ngành của Thành phố. Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị.
Trần Quang Khải – thượng tướng, nhà thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO