Trần Thánh Tông

Trần Khánh Dư – danh tướng thủy binh
Trần Khánh Dư người huyện Chí Linh (Hải Dương), chưa rõ năm sinh, mất năm 1339, dòng dõi tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ vương. Khi quân Nguyên mới sang xâm lược nước ta, ông thường nhằm chỗ sơ hở đánh úp, Trần Thánh Tông khen là có chí lược, lập làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi vua). Khi đánh dẹp ở miền núi thắng lớn, được phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Rồi từ tước hầu, do được vua yêu, thăng mãi lên Thượng vị hầu áo tía, giữ chức phán thủ. Sau vì tư thông với công chúa Thiên Thụy, con dâu của Trần Quốc Tuấn nên bị cách hết quan tước, tịch thu sản nghiệp, phải lui về ở Chí Linh làm nghề bán than.
  • Trần Nhân Tông – vua anh hùng, triết gia, thi sĩ
    Trần Thánh Tông có ba người con: hai trai, một gái. Trần Nhân Tông là con trưởng, sinh năm 1258, đúng năm Thái Tông và Thánh Tông đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất.
  • Trần Quang Khải – thượng tướng, nhà thơ
    Trần Quang Khải là con trai thứ ba Trần Thái Tông, sinh năm 1240, mất năm 1294. Dưới triều Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh đại vương. Năm 1274, ông được giao chức Tướng quốc thái úy.
  • Trần Thánh Tông – hoàng đế đánh giặc và tu thiền
    Trần Thánh Tông (13.10.1240 - 3.6.1290) tên thật là Trần Hoảng, con trưởng Trần Thái Tông (1218-1277), vị vua thứ hai triều Trần, lên ngôi năm 1258 khi tròn 18 tuổi. Trong 21 năm ở ngôi, Trần Thánh Tông biết sử dụng người hiền tài, dốc sức chăm lo việc nước và thực hành đường lối ngoại giao mềm dẻo. Đối mặt với kẻ thù Nguyên Mông, ông có sáng kiến triệu tập hội nghị Diên Hồng, phát động tinh thần đoàn kết dân tộc và ý chí “sát Thát” (giết giặc Nguyên Mông), trực tiếp tham gia lãnh đạo và đánh tan hai cuộc chiến xâm lược vào các năm 1285, 1287 - 1288.
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – thiên tài quân sự
    Trần Quốc Tuấn là con An Sinh vương Trần Liễu, tương truyền là Thanh Sơn đồng tử giáng sinh, một đêm phu nhân của Trần Liễu nằm mộng thấy một đồng tử áo xanh chui vào bụng mình, có mang rồi sinh ra ông.
  • Chùa Thanh Xuyên (huyện Phú Xuyên)
    Chùa Thanh Xuyên hiện nay tọa lạc tại xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Đình Yên Phụ (quận Tây Hồ)
    Đình Yên Phụ thuộc địa phận phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO