Văn hóa – Di sản

Trần Khánh Dư – danh tướng thủy binh

Nguyễn Quang Ân 02/11/2023 09:27

Trần Khánh Dư người huyện Chí Linh (Hải Dương), chưa rõ năm sinh, mất năm 1339, dòng dõi tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ vương. Khi quân Nguyên mới sang xâm lược nước ta, ông thường nhằm chỗ sơ hở đánh úp, Trần Thánh Tông khen là có chí lược, lập làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi vua). Khi đánh dẹp ở miền núi thắng lớn, được phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Rồi từ tước hầu, do được vua yêu, thăng mãi lên Thượng vị hầu áo tía, giữ chức phán thủ. Sau vì tư thông với công chúa Thiên Thụy, con dâu của Trần Quốc Tuấn nên bị cách hết quan tước, tịch thu sản nghiệp, phải lui về ở Chí Linh làm nghề bán than.

tran-khanh-du.jpg
Tranh minh họa Trần Khánh Dư.

Vào một ngày mùa đông tháng mười năm Nhâm Ngọ (1282), nhà vua ra Bình Than họp các vương hầu cùng trăm quan bàn kế sách đánh giặc, thấy một chiếc thuyền lớn chở than gỗ, người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn đang vất vả trong cơn gió mạnh lúc nước triều xuống. Vua chỉ mà bảo quan thị thần rằng: “Người kia có phải là Nhân Huệ vương không?”, rồi lập tức sai người đuổi theo.

- Ông lái kia, vua sai đòi nhà ngươi!

Ông già là người buôn bán, có việc gì mà gọi đến - Khánh Dư nói.

Người quân hiệu trở về tâu thực như thế, vua nói: “Đúng là Nhân Huệ vương rồi, nếu là người thường tất không dám nói thế”, lại sai nội thị đi gọi, Khánh Dư đến nơi, ăn mặc như thường dân, nhà vua cảm động nói: “Nam nhi cực khổ đến thế là cùng”, rồi xuống chiếu tha tội, ban cho áo ngự, vị thứ ngồi dưới các vương, trên các công hầu, cùng bàn việc đánh giặc. Ông có nhiều kế hay, lại được làm phó tướng. Tháng 12-1287, quân Nguyên chia thành ba đạo tiến đánh nước ta. Đạo quan chủ lực do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào vùng Lạng Sơn. Đạo quân từ Vân Nam theo đường sông Hồng tiến sang do Ái Lỗ chỉ huy. Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp thống lĩnh thủy binh từ Quảng Đông vượt biển tiến về phía cửa sông Bạch Đằng.

Thủy binh ta do Phó tướng Trần Khánh Dư chỉ huy, chặn đánh ở một số nơi, không cản được giặc phải rút lui. Thượng hoàng nghe tin, sai bắt Khánh Dư về kinh xử tội. Ông bảo với sứ rằng: “Lấy quân luật mà xử, tôi xin chịu tội, nhưng xin hoãn cho vài ba ngày, để tôi lập công chuộc tội, rồi sẽ chịu búa rìu cũng chưa muộn”... Ông đoán biết thuyền quân đi rồi, thuyền lương tất theo sau nên thu nhặt số quân còn lại, đợi đánh. Quả nhiên mấy ngày sau, Trương Văn Hổ dẫn hơn 100 thuyền chở lương, không có chiến thuyền yểm hộ, kéo nhau đến Vân Đồn, bị Trần Khánh Dư đánh bất ngờ, tan tác. Trương Văn Hổ chạy thoát thân, lương thực, quân trang, vũ khí của địch một phần chìm sâu xuống đáy biển, một phần lọt vào tay quân ta. Chiến công vang dội này đã làm thất bại ngay từ đầu kế hoạch hậu cần của địch, dồn chúng vào những khó khăn không thể khắc phục được đối với những đạo quân lớn từ xa kéo đến nơi đất lạ này.

Khi Hưng Đạo vương làm sách Vạn kiếp tông bí truyền thư, ông đã viết lời tựa rằng: “Phàm người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết!”. Ông khuyên người dùng sách “Nên bỏ bớt chỗ rườm, lược lấy chất thực, rồi lấy năm hành cảm ứng với nhau, chín cung cân nhắc với nhau, cương và nhu phối hợp với nhau, chẵn và lẻ quanh vòng với nhau, không lẫn âm với dương, thần với sát, phương lợi sao tốt, thần hung tướng ác, ba cát năm hung, đều rõ rệt cả, thêm bớt ba đời, thắng cả trăm trận”...

Trong số những quý tộc nhà Trần, Khánh Dư là người không chỉ giỏi võ nghệ, lắm mưu lược, lập công lớn về quân sự mà ông còn có đầu óc thực tiễn, biết kinh doanh thương mại, một biểu hiện mới trong tầng lớp quan liêu phong kiến vốn chỉ quen sống bám vào đặc quyền đặc lợi của mình. Tác giả các bộ sử cũ với quan điểm kinh tế truyền thống của phong kiến là trọng nghề gốc (làm ruộng), khinh nghề ngọn (buôn bán) nên chê việc ông buôn than, buôn nón là hèn mọn; nhưng thực ra ở thời Trần chưa hề có chính sách trọng nông ức thương, chưa có việc bao vây cấm đoán ngoại thương./.

Theo Danh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Tọa đàm “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng”
    Sáng 17/5, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng” nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2024.
  • Cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số
    Định danh số 10 cổ vật triều Nguyễn và ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse đầu tiên tích hợp Apple Vision Pro.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Trần Khánh Dư – danh tướng thủy binh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO