Chí Linh

Về Chí Linh
Chí Linh (Hải Dương) là vùng đất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, gắn liền với nhiều tên tuổi của nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi... và nhiều danh thắng, di tích lịch sử  nổi tiếng làm nên nét đặc sắc, đa dạng trở thành dòng chảy liên tục hội tụ kết tinh, lan tỏa bằng sức sống văn hóa của không chỉ người dân Hải Dương mà còn bằng tâm niệm của triệu triệu đồng bào Việt Nam. Nhân dịp Lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh) năm 2024 vừa diễn ra
  • Mạc Đĩnh Chi – nhà Nho, sứ thần lưu danh thiên cổ
    Mạc Đĩnh Chi, tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Mạc Đĩnh Chi sinh năm Canh Thìn (1280), mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hàng ngày hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống. Bà mẹ đã hy sinh tất cả để cố nuôi con đi học trong những năm tháng gian khổ nhọc nhằn, tủi nhục. Bà chỉ mong ước con mình sẽ có ngày đỗ đạt thành người để giúp ích cho đời, thoát khỏi cảnh nghèo nàn. Niềm tin ấy giúp bà vượt lên nhiều khó khăn, lo cho Mạc Đĩnh Chi ăn học. Hiểu được lòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập. Vốn là cậu bé có tư chất thông minh, lại sống trong cảnh mồ côi nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm nhận ra rằng, chỉ có học tập, học tập thành tài mới là con đường đưa bản thân thoát khỏi cảnh nghèo khổ, và cũng là để thể hiện phẩm chất thanh cao của con người học hành thành đạt mà đi lên.
  • Trần Khánh Dư – danh tướng thủy binh
    Trần Khánh Dư người huyện Chí Linh (Hải Dương), chưa rõ năm sinh, mất năm 1339, dòng dõi tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ vương. Khi quân Nguyên mới sang xâm lược nước ta, ông thường nhằm chỗ sơ hở đánh úp, Trần Thánh Tông khen là có chí lược, lập làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi vua). Khi đánh dẹp ở miền núi thắng lớn, được phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Rồi từ tước hầu, do được vua yêu, thăng mãi lên Thượng vị hầu áo tía, giữ chức phán thủ. Sau vì tư thông với công chúa Thiên Thụy, con dâu của Trần Quốc Tuấn nên bị cách hết quan tước, tịch thu sản nghiệp, phải lui về ở Chí Linh làm nghề bán than.
  • Festival Chí Linh - Hải Dương 2023: Tinh hoa hội tụ - Khát vọng tỏa sáng
    Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 với chủ đề "Tinh hoa hội tụ - Khát vọng tỏa sáng" sẽ diễn ra trong 11 ngày, từ 24/9 - 4/10 tại quảng trường Sao Đỏ, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia Đền Sinh - Đền Hóa.
  • Những dấu ấn di sản tại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn- Kiếp Bạc năm 2023
    Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023 là lễ hội được tổ chức tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và 581 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.
  • Vườn hoa Lý Thái Tổ ( vườn hoa Chí Linh) - Tượng đài vua Lý Thái Tổ
    Ai đã đến Hà Nội đều mong được dạo bước quanh hồ Hoàn Kiếm - trung tâm của Thủ đô, không gian kiến trúc cảnh quan huyền thoại và thấm đậm dấu ấn từ lịch sử phát triển Thăng Long - Hà Nội. Ở đây có vườn hoa Lý Thái Tổ, không gian công cộng, điểm nhấn thu hút mọi lứa tuổi, nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử của Thủ đô.
  • Thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương
    Tối 20-4, tại Quảng trường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, Hải Dương, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Lễ công bố Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc nhập 2 đơn vị hành chính cấp xã thành lập 6 phường thuộc thị xã Chí Linh và thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO