Sáng tác mới

Về Chí Linh

Lê Tiến Dũng 27/02/2024 10:49

Chí Linh (Hải Dương) là vùng đất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, gắn liền với nhiều tên tuổi của nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi... và nhiều danh thắng, di tích lịch sử nổi tiếng làm nên nét đặc sắc, đa dạng trở thành dòng chảy liên tục hội tụ kết tinh, lan tỏa bằng sức sống văn hóa của không chỉ người dân Hải Dương mà còn bằng tâm niệm của triệu triệu đồng bào Việt Nam. Nhân dịp Lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh) năm 2024 vừa diễn ra, tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến Quý độc giả bài thơ "Về Chí Linh" của tác giả Lê Tiến Dũng.

9.11.thang_canh_con_son.jpg
Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đất Chí Linh nơi hội tụ hiền tài
Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi
Những viên ngọc mài nắng mưa, sáng mãi
Trong hành trình bồi đắp, mở giang san.

Hiền tài nhìn xa biết vận nước hợp, tan
Đẹp chốn dưỡng thân, xa vòng danh lợi
Sóng vỗ Kiếp Bạc, Phượng Hoàng xanh vợi
Suối Côn Sơn róc rách chảy đá mòn.

Chốn thâm sơn thao thức việc nước non
Thầy dạy đức, truyền qua bao thế hệ
Tướng võ công, sách lược dày vô kể
Mực bút mài cùng gươm sắc tung uy.

Chỉ tiếc xưa quy luật thịnh rồi suy
Bão ập đến Lệ Chi Viên tan tác
Mở trang sử chợt lòng buồn man mác
Mấy chục năm sau mới thấy màu hồng.

Chí Linh vào hội, mây nước bềnh bồng
Thơm hương khói, nhớ tiền nhân dựng nước
Tiếng rì rầm của dòng người đang bước
Vượt núi đồi, vọng tới đỉnh non thiêng./.

Tác giả Lê Tiến Dũng, Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội. Đã đạt giải B Cuộc thi viết chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2022. Giải C giải báo chí Liên chi hội Bộ Văn hoá - Thông tin năm 2007.

Bài liên quan
  • Đưa con thăm Văn Miếu
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Đưa con thăm Văn Miếu của tác giả Đỗ Anh Vũ.
Đọc tiếp
(0) Bình luận
  • Bài thơ "Tưởng nhớ Tổng Bí thư – Người Cộng sản kiên trung"
    Lời tòa soạn: Tác giả Nguyễn Bình Minh đã nghiên cứu rất nhiều tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đêm 19/7, ngay sau khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần và đọc tiểu sử của Tổng Bí thư trên báo Chính phủ, tác giả đã viết một bài thơ theo thể thơ lục bát để tưởng nhớ, tri ân cuộc đời, sự nghiệp của Tổng Bí thư. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ "Tưởng nhớ Tổng Bí thư – Người Cộng sản kiên trung" của tác giả Nguyễn Bình Minh. Bài thơ được tác giả viết nga
  • Truyện ký Hương biển
    Đề tài biên giới, biển đảo quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Các tác phẩm viết về chủ đề này thuộc nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác nhau từ văn học đến điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, âm nhạc... đều thấm đẫm lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu tới độc giả sáng tác mới về chủ đề biển đảo thuộc loại hình văn học, một truyện ký được ghi chép lại ngay sau chuyến đi Trường Sa của tác giả.
  • Chùm 2 bài thơ: "Cho anh về quê em" và "Hoàng hôn quê mẹ" của tác giả Nguyễn Thanh Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm 2 bài thơ của tác giả Nguyễn Thanh Thiện.
  • Bến đỗ bình yên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bến đỗ bình yên của tác giả Lê Thảo Nhi.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Tự hào làng gốm Bát Tràng
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ Tự hào làng gốm Bát Tràng của tác giả Đoàn Hoài Trung. Bài thơ được tác giả sáng tác trong chuyến thăm làng gốm Bát Tràng vừa qua, đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của văn nghệ sĩ Hà Nội - Huế - TP.HCM.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Về Chí Linh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO