nhâm ngọ

Ngô Thì Nhậm – nhà ngoại giao, nhà thơ xuất sắc
Đã hơn 200 năm, từ ngày Ngô Thì Nhậm (sinh 1746) qua đời sau trận đòn thù tại sân Văn Miếu (1803). Sau hành động tàn nhẫn và bỉ ổi ấy, vua quan nhà Nguyễn tiếp tục lên án ông về tội “bất trung, bất hiếu”. Họ chê trách ông đã bỏ vua Lê, chúa Trịnh để đi theo Tây Sơn, ông lại đứng về phía bà chúa Chè “để bốn người bố ông” phải chết. Đằng sau những lời nhận xét mơ hồ ấy, con người thật của ông chưa bao giờ được rõ nét.
  • Ngô Thì Du – người tiếp nối ngòi bút văn xuôi Ngô Thì Chí
    Ngô Thì Du có tên chữ là Trưng Phủ và Văn Bác, con của Ngô Thì Đạo, cháu gọi Ngô Thì Sĩ là bác ruột. Ngô Thì Đạo hiếm con trai, Ngô Thì Sĩ phải cho người con trai thứ ba (Ngô Thì Định, tên hiệu là Hy Kiều, sinh năm 1762) làm con thừa tự.
  • Ngô Thì Điển – người khởi soạn Ngô gia văn phái
    Tác phẩm đồ sộ Ngô gia văn phái được rất nhiều người biết, song lại ít ai nói đến soạn giả bộ tùng như nổi tiếng này là Ngô Thì Điển, con trai cả danh sĩ Ngô Thì Nhậm ở làng Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Đoàn Huyên – quan chức, nhà giáo, nhà thơ
    Theo Ứng Khê niên phả – Ứng Khê là biệt hiệu của Đoàn Huyên, sinh vào giờ Tỵ ngày Kỷ Sửu 25 tháng Bảy năm Mậu Thìn, niên hiệu Gia Long thứ 7 (1808). Cha ông là Quan viên Đoàn Trọng Khoái. Ứng Khê người làng Hữu Thanh Oai, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì - Hà Nội. Ông đỗ cử nhân năm 23 tuổi và làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ kiêm Đốc học.
  • Trần Khánh Dư – danh tướng thủy binh
    Trần Khánh Dư người huyện Chí Linh (Hải Dương), chưa rõ năm sinh, mất năm 1339, dòng dõi tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ vương. Khi quân Nguyên mới sang xâm lược nước ta, ông thường nhằm chỗ sơ hở đánh úp, Trần Thánh Tông khen là có chí lược, lập làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi vua). Khi đánh dẹp ở miền núi thắng lớn, được phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Rồi từ tước hầu, do được vua yêu, thăng mãi lên Thượng vị hầu áo tía, giữ chức phán thủ. Sau vì tư thông với công chúa Thiên Thụy, con dâu của Trần Quốc Tuấn nên bị cách hết quan tước, tịch thu sản nghiệp, phải lui về ở Chí Linh làm nghề bán than.
  • Trần Nhân Tông – vua anh hùng, triết gia, thi sĩ
    Trần Thánh Tông có ba người con: hai trai, một gái. Trần Nhân Tông là con trưởng, sinh năm 1258, đúng năm Thái Tông và Thánh Tông đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất.
  • Chùa Quang Ân (huyện Thanh Trì)
    Chùa Quang Ân còn có tên gọi khác là chùa Quang Nội, được tạo dựng trên một khu đất rộng với thế đất “Tụ phúc” ở thôn Trung, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO