Phan Huy Chú

Họa sĩ Cát Tường và trang phục áo dài Lemur
Một trong những cuộc vận động y phục nữ giới là sự ra đời trang phục áo dài. Vượt qua mọi định kiến sắc tộc, giai cấp, đảng phái, sức sống kỳ lạ của chiếc áo dài đã góp phần kiến tạo nên một nhận diện chung, tạo dựng hình ảnh quốc gia dân tộc Việt Nam.
  • Lý Tử Tấn – nhà thơ giầu lòng yêu nước
    Lý Tử Tấn, tác giả bài Xương Giang phú nổi tiếng, là một trí thức yêu nước, một nhà thơ “học vấn rộng khắp”, cùng thời với Nguyễn Trãi và là bạn của Nguyễn Trãi.
  • Đặng Trần Côn – thi sĩ đa tài
    Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Đến nay vẫn chưa có tư liệu nào ghi rõ năm sinh năm mất của ông. Vì vậy, chỉ có thể dùng phương pháp mang tính chất “bắc cầu” để tìm ra giai đoạn Đặng Trần Côn sinh sống. Tác giả Hoàng Xuân Hãn trong Chinh phụ ngâm bị khảo đã đề cập đến bức thư Đặng Trần Côn gửi cho người bạn Phan Kính (sinh năm 1715, người làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
  • Phạm Đình Hổ - học giả, nhà văn viết ký sự tài
    Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) tự là Tùng Niên, Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, quê ở làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Sinh thời, ông không phải là một nhân vật nổi bật bởi tài năng chính trị, nhưng lại nổi tiếng về văn chương học vấn, tên tuổi của Phạm Đình Hổ cũng được vua Minh Mạnh biết đến với tư cách là một trong những người có tài văn chương nổi tiếng nhất Bắc thành.
  • Nguyễn Án – chứng nhân Kinh thành dâu bể
    Nguyễn Án (1770-1815) tự Kính Phủ, hiệu Ngu Hồ Khách và Kiếm Hồ Ngư Ẩn, người thôn Nội, xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa cử từ lâu đời, nhưng Nguyễn Án đã lên kinh kỳ Thăng Long học hành từ nhỏ và cả đời ông, toàn bộ sự nghiệp của ông đã gắn bó, cống hiến cho mảnh đất yêu dấu này.
  • Phan Huy Thực – người dịch Tỳ Bà Hành , nhà thơ Nôm tiêu biểu của dòng văn Phan Huy
    Ở Việt Nam thời xưa, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị (772 - 816, đời Đường) từng được một số người dịch ra Nôm. Ví dụ, trong thi tập của Phạm Nguyễn Du (1739 - 1788) Thạch Động tiên sinh thi tập, có chép một bản Quốc âm diễn Tỳ bà hành. Hoặc bản dịch Tỳ bà hành của Phan Văn Ái (1850 - ?)... Nhưng bản dịch nổi tiếng, quen thuộc nhất từ trước tới nay vẫn là bản được ghi nhận là của Phan Huy Vịnh. Thực ra, đó là một nhầm lẫn cần được làm sáng tỏ để trả lại cho văn học sử đúng tên tuổi nhà dịch thuật ưu tú kia.
  • Phan Huy Chú - nhà bác học, nhà thơ lớn
    Dòng họ Phan Huy vốn ở xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Nghệ An đến đời Phan Huy Cận (1722 - 1789) thân sinh ra Phan Huy Ích (1751 - 1822), dời tới xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), rồi nhập tịch ở đấy.
  • Vương Duy Trinh – nhà chính trị, nhà biên khảo, nhà thơ
    Vương Duy Trinh sống vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tự là Tử Cán, hiệu Hương Trì, ông còn có hiệu là Đạm Trai, người xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trước ông khoảng một thế kỷ, Vũ Huy Tấn (1766 - 1810) người xã Mộ Trạch, huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) cũng từng lấy hiệu là Đạm Trai.
  • Nguyễn Trung Ngạn – một hồn thơ hào phóng, giàu khí phách
    Trong văn học đời Trần, Nguyễn Trung Ngạn là một thị gia có cốt cách riêng rất rõ, được Phan Huy Chú đánh giá cao, cho rằng thơ ông nhiều bài hay, nhiều câu hay, lời thơ “hùng hồn, phóng khoáng”, gần với khí phách thơ Đỗ Phủ nhà Đường.
  • Phan Huy Vịnh – người con dòng văn Phan Huy với hai lần đi sứ
    Phan Huy Vịnh (1800 - 1870) là một nhà thơ Việt Nam khá nổi tiếng thế kỷ XIX, người làng Sài Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, ngoại thành Hà Nội). Ông có cha là Phan Huy Thực và ông nội Phan Huy Ích. Tiếp nối truyền thống khoa cử của dòng họ Phan Huy, nhà thơ, nhà văn hóa Phan Huy Vịnh đỗ Cử nhân năm 1828 và được trao chức Chủ sự Bộ Binh. Nhiều năm sau ông được thăng chức Thượng thư Bộ Lễ và hai lần được cử đi sứ nhà Thanh vào các năm 1841, 1854.
  • Phạm Ngũ Lão – anh hùng, nhà thơ
    Phạm Ngũ Lão quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Con gái của ông được vua Trần Anh Tông nạp vào cung và phong làm Thứ phi. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, sử gia đầu thế kỷ XIX là Phan Huy Chú, khi lựa chọn các “Tướng có danh tiếng và tài giỏi”, ở đời Trần (1226-1400), có 4 người, Phạm Ngũ Lão, được xếp tề danh với Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật và Trần Khánh Dư.
  • Bài 2: Văn hiến vùng đất cổ xứ Đoài và trấn Sơn Nam Thượng
    Hà Tây (cũ) được lập thành từ hai vùng đất cổ xứ Đoài và trấn Sơn Nam Thượng. Đây là hai vùng đất thuộc đồng bằng Bắc bộ nhưng có sắc thái riêng của một tỉnh nằm ở đỉnh chóp, nơi khởi tạo tam giác châu thổ sông Hồng.
  • Phố Phan Huy Chú, quận Hà Đông, Hà Nội
    Phố Phan Huy Chú bắt đầu từ đường Chu Văn An trước là đường 70 (sát đầu cầu Am) chạy theo hướng tây nam, song song với mương La Khê, đến phố Nguyễn Thái Học (số nhà 56).
  • Phố Phan Huy Chú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Phố Phan Huy Chú bắt đầu từ phố Lê Thánh Tông đến phố Hàn Thuyên cắt ngang qua các phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO