Mỹ thuật

Họa sĩ Cát Tường và trang phục áo dài Lemur

Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế 26/12/2023 11:03

Một trong những cuộc vận động y phục nữ giới là sự ra đời trang phục áo dài. Vượt qua mọi định kiến sắc tộc, giai cấp, đảng phái, sức sống kỳ lạ của chiếc áo dài đã góp phần kiến tạo nên một nhận diện chung, tạo dựng hình ảnh quốc gia dân tộc Việt Nam.

Quan điểm Nho gia y phục xứng kỳ đức coi quần áo, mũ mão như một phần của phẩm hạnh đạo đức. Nhà bác học Phan Huy Chú từng khẳng định: “Đạo nước không gì lớn bằng Lễ, Lễ là để làm rõ tôn ti. Quy chế áo mũ, nghi vệ là để phân biệt trên dưới" (Loại chí Lễ nghi chí). Ông cũng nhắc lại ý này trong sách Lễ ký: “Cố quý tiện hữu đẳng, y phục hữu biệt, triều đình hữu vị” (người sang hèn có bậc, y phục có phân biệt, có chỗ triều đình có ngôi thứ).

cat-tuong.jpg
Họa sĩ Cát Tường

Sãi vương Nguyễn Phúc Khoát rồi đến Hoàng đế Đại Nam Minh Mạng đã cố gắng kiến tạo vững chắc “cộng đồng tưởng tượng” (chữ của Benedict Anderson) bằng trang phục với kiểu áo giao lĩnh cổ tròn tay chẽn, mặc bên ngoài chiếc quần.

Sau Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, Lemur Cát Tường là nhân vật thứ hai tạo nên cuộc cách mạng về y phục cho nữ giới Việt Nam. Nhà Nguyễn tiếp nối y phục Đàng Trong, nhưng phụ nữ Bắc Kỳ quen mặc váy, không đồng tình với lối áp đặt của vua Minh Mệnh. Áo ngũ thân chủ yếu vẫn dành cho nam giới. Nguyễn Cát Tường đã dấn thân vào công cuộc thay đổi áo ngũ thân.

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) bút danh Lemur Cát Tường, học khóa IV (1928-1933) ngành Hội họa, Trường Mỹ thuật Đông Dương. Thời điểm ấy, Nguyễn Cát Tường nhận thức được nhược điểm của Việt phục là chưa thích ứng với thời tiết khí hậu, không phù hợp với đặc điểm hình thể của nữ giới. So với đàn ông, trang phục của nữ giới khá đơn điệu; màu sắc nghèo nàn chủ yếu là áo thâm áo đen; về kiểu dáng ngoài loại áo giao lĩnh còn có áo tứ thân.

Là một trọng những trí thức tân học, Nguyễn Cát Tường nhìn trang phục như những vật liệu kiến tạo cộng đồng tưởng tượng quốc gia dân tộc. Ông viết: “Các bạn là phụ-nữ Việt-Nam, vậy áo của các bạn phải có một vẻ riêng để người khác khỏi nhầm các bạn với phụ-nữ nước ngoài, như nước Tàu, nước Pháp, nước Nhật-bản chẳng hạn… mà cả nước Lồ-lố nữa, (nếu nó cũng là một nước)” (“Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô” - Phong hóa, số 86, ra ngày 23/2/1934).

Những bức ảnh màu đầu tiên của nhiếp ảnh gia người Pháp Léon Busy cho thấy rõ từng chuyển biến về màu sắc trên trang phục của phụ nữ. Nhưng màu sắc thôi là chưa đủ, Cát Tường làm một cuộc cách mạng triệt để từ gót chân lên tới đỉnh đầu, từ trong ra ngoài cho thời trang nữ giới. Điểm đột phá quan trọng trong trang phục áo dài Lemur Cát Tường là quần cài cúc và áo ngực. Không chỉ bỏ cạp quần truyền thống thường dùng dây vải rút rất thô, họa sĩ Cát Tường còn sử dụng hàng cúc bấm khiến vòng ba phụ nữ được phô ra, đồng thời chiết eo áo để tôn lên đường cong hoàn mỹ vốn chỉ có ở nữ giới.

cat-tuong-2.jpg
Một mẫu thiết kế áo dài của Lemur Cát Tường năm 1934.

Nhìn rộng hơn, làn sóng cách tân trang phục phụ nữ đã có từ đầu thập niên 30 của thế kỷ trước. Phong trào cải cách y phục nữ giới do họa sĩ Nguyễn Cát Tường khởi xướng dưới sự bảo trợ truyền thông của nhóm Tự Lực văn đoàn đã tạo nên những ảnh hưởng xã hội vô cùng to lớn. Tự Lực văn đoàn đứng sau lưng Cát Tường Lemur, hỗ trợ truyền thông và đồng hành sáng tạo với thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương.

cat-tuong-1.jpg
Một kiểu áo mặc mùa nực - mẫu thiết kế của họa sĩ Nguyễn Cát Tường đăng trên bìa báo Phong hóa (số 106, năm 1934).

Hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài tân thời ngập tràn trong các sáng tác của Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường - những họa sĩ chính của Tự Lực văn đoàn. Áo dài tân thời cũng ảnh hưởng tới nhiều nghệ sĩ đương thời, xuất hiện trong nhiều sáng tác của các nghệ sĩ như: Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Hoàng Lập Ngôn, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tiến Chung, Tạ Tỵ… Ngay trên trang bìa Báo Phong hóa số 88 (ra ngày 9/3/1934) đã đăng bức tranh vẽ những thiếu nữ thanh tân mặc y phục áo dài tân thời. Đáng chú ý là bức tranh “Đám rước đình làng” của họa sĩ Nguyễn Văn Bái ghi lại một khoảnh khắc lịch sử giao thời của trang phục nữ Việt Nam đầu thế kỷ. So với các nhân vật nữ trong bộ tranh khắc của Henri Oger (tác giả cuốn “Kỹ thuật của người An Nam”), hầu hết các nữ nhân vật được khắc họa trong trang phục áo tứ thân, áo ngũ thân, áo mã tiên chứ chưa hề xuất hiện kiểu áo dài tân thời.

Có thể nói, hình ảnh người phụ nữ Việt đầu thế kỷ XX mặc áo dài truyền thống và áo dài cách tân đã chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam đầu thế kỷ. Rất nhiều bức tranh thời Mỹ thuật Đông Dương trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho ta cảm nhận rõ điều này.

Nói đến những nghệ sĩ nổi tiếng thời Mỹ thuật Đông Dương, người ta vẫn thường ca tụng Trí – Lân – Vân – Cẩn hay Nghiêm – Liên – Sáng – Phái. Hầu hết các danh họa của hai bộ tứ này và nhiều họa sĩ thời mỹ thuật Đông Dương đã được lấy tên để đặt tên đường phố. Năm 2014, trong lần nói chuyện về sự nghiệp của thân phụ mình, ông Nguyễn Trọng Hiếu nhắc đi nhắc lại rằng, Lemur Cát Tường không chỉ thiết kế áo dài, ông làm nên một cuộc cách mạng thời trang cho phái đẹp Việt Nam.

Hà Nội có lẽ cần một vườn hoa mang tên Lemur Cát Tường để ghi nhớ công lao cải cách trang phục nữ giới của ông. Hiện nay cạnh vườn hoa Cửa Nam, góc giao nhau giữa phố Cửa Nam, Hàng Bông có một không gian nhỏ có bốt điện, có thể cải tạo thành vườn hoa mang tên Lemur Cát Tường. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn (giảng viên Khoa các khoa học liên ngành Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có phương án đề xuất: ở phía tường cạnh với mảng tường có hình vẽ quảng cáo thời Pháp thuộc đang được bảo tồn, sẽ vẽ bức tranh thiếu nữ mặc áo dài của họa sĩ Lương Xuân Nhị - một người từng cổ vũ nhiệt thành cho phong trào áo dài. Nhà ông ở 29 phố Cửa Nam, đối diện với vườn hoa này./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tôn vinh di sản qua không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian vừa được ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) là điểm nhấn mới trong hệ thống trưng bày cố định, đồng thời là bước tiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Triển lãm bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh"
    Phiên bản đặc biệt của bức tranh “Liên hoa tịnh cảnh”, tranh sen của cư sĩ, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại Lotus Art Gallery Van Phuc, Hà Nội.
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 24/6/2025 tới, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • Tranh vẽ tại cuộc thi "Rực rỡ Việt Nam" sẽ được trưng bày ở nước Pháp
    Qua hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 1.000 bức tranh đến từ trẻ em Việt Nam sống ở 17 quốc gia, chia làm 2 bảng theo hai khung lứa tuổi: Dưới 12 tuổi và từ 12 đến 17 tuổi
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
  • Tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng
    Bà Đặng Hương Giang – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội vừa cho biết, 6 tháng năm 2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 15,56 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội 6 tháng năm 2025 ước đạt 62,366 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Hợp nhất Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam
    Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 24/6/2025 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ VHTTDL, đồng thời chỉ đạo việc tổ chức lại, sắp xếp lại các đơn vị này theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
  • Thị xã Sơn Tây sẵn sàng thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Thành ủy Hà Nội và Công văn số 5537-CV/BTCTU ngày 16/6/2025 của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, Ban thường vụ Thị ủy Sơn Tây triển khai vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là bước đi quan trọng nhằm thực hành, kiểm nghiệm các mô hình tổ chức, quy trình vận hành mới, chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Họa sĩ Cát Tường và trang phục áo dài Lemur
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO