Phố Phan Huy Chú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

08/06/2018 09:31

Phố Phan Huy Chú bắt đầu từ phố Lê Thánh Tông đến phố Hàn Thuyên cắt ngang qua các phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.

Phố Phan Huy Chú dài 380m, rộng 7,5m.

Phố Phan Huy Chú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đây nguyên là đất thôn Hữu Vọng, tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là tổng Thanh Nhàn) huyện Thọ Xương cũ. So vào bản đồ Hà Nội 1831 thì phần phố này nằm trong lòng hồ Hữu Vọng. Thực ra, mãi tới những năm 1915-1920, khu vực này phần lớn vẫn là ao hồ. Sau thực dân Pháp mới lấp đi, mở ra các phố Phan Huy Chú, Phan Chu Trinh, Hàng Chuối….

Thời Pháp thuộc trước năm 1919 có tên là phố Trường Y (rue Ecole de Médecine) đến năm 1919 đổi tên thành phố Ra-phơ-nen (rue Raffenel). Sau cách mạng đẫ đổi ra tên hiện nay.

Nay thuộc phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.

Ngoài ra, Phan Huy Chú còn là tên một ngõ ở bên dãy số lẻ của phố này, thời Pháp thuộc gọi là ngõ Véc-đông (impasse Verdun).

Phan Huy Chú (1782-1840) còn có tên là Hạo, con trai thứ ba của Phan Huy Ích, người làng Thụy Khuê, tức làng Thầy, nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Nổi tiếng hay chữ, nhưng hai lần đi thi đều chỉ đỗ sinh đồ (tức tú tài) nên Phan Huy Chú ở nhà dạy học và soạn sách. Năm 1821, vua Minh Mạng cho gọi ông vào Huế, bổ làm Biên tu ở Quốc Tử Giám. Năm 1824, ông đã đi sứ nhà Thanh. Năm 1830 lại đi sứ lần thứ hai. Nhưng lần này khi về nước thì cả sứ bộ bị cách chức vì tội “lộng quyền”! Năm 1832 được đi công cán sang Giang-lưu-ba (thuộc In-đô-bê-xi-a) để lập công. Khi trở về, được bổ làm Tư vụ Công, nhưng ông vin cớ đau yếu, xin từ chức, về sống ở quê làng Thầy. Ông biên soạn nhiều sách giá trị. Nổi tiếng nhất là bộ Lịch triều hiến chương loại chí gồm 40 quyển chia ra làm 10 phần, soạn trong 10 năm, từ 1809 đến 1819. Đây là pho sách có tính bách khoa đã tổng hợp được tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý… nước ta từ đời Lê trở về trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Giải pháp đưa thị trường bất động sản phát triển bền vững
    Việc đưa thị trường bất động sản phát triển bền vững và lành mạnh lại một lần nữa được các nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành thảo luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”, vừa được Đài truyền hình Hà Nội tổ chức ngày 16/11/2024.
  • Khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long 2024
    Tối 16/11, tại sân Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh (TP Hạ Long) diễn ra lễ khai mạc chính thức Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long (Halong Bay Heritage Marathon) 2024. Lễ khai mạc thu hút đông đảo đại biểu, các VĐV quan tâm theo dõi.
Đừng bỏ lỡ
Phố Phan Huy Chú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO