Phan Huy Ích

Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Ngô Thì Ức – nhà giáo, nhà thơ
    Ngô Thì Ức hiệu Tuyết Trai, sinh ngày 27 tháng 4 năm 1709 tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông cũ (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Thân phụ Ngô Thì Ức là Ngô Trân, danh sĩ đời Lê Hiển Tông, làm quan đến Đại lí tự khanh. Gia đình họ Ngô 7 đời nối nhau sản sinh những nho sĩ có tên tuổi trong sử sách và học thuật nước nhà. Các tác phẩm của Ngô gia được Ngô Thì Điển, con trai cả Ngô Thì Nhậm tập hợp, biên chép thành một công trình đồ sộ lấy tên là Ngô gia văn phái.
  • Ngô Thì Nhậm – nhà ngoại giao, nhà thơ xuất sắc
    Đã hơn 200 năm, từ ngày Ngô Thì Nhậm (sinh 1746) qua đời sau trận đòn thù tại sân Văn Miếu (1803). Sau hành động tàn nhẫn và bỉ ổi ấy, vua quan nhà Nguyễn tiếp tục lên án ông về tội “bất trung, bất hiếu”. Họ chê trách ông đã bỏ vua Lê, chúa Trịnh để đi theo Tây Sơn, ông lại đứng về phía bà chúa Chè “để bốn người bố ông” phải chết. Đằng sau những lời nhận xét mơ hồ ấy, con người thật của ông chưa bao giờ được rõ nét.
  • Phan Huy Ích – danh sĩ thời Tây Sơn
    Trong số các danh sĩ Bắc Hà ra phục vụ triều Tây Sơn và có những đóng góp tích cực cho thời đại thì sau Ngô Thì Nhậm, người ta kể tới Phan Huy Ích.
  • Phan Huy Thực – người dịch Tỳ Bà Hành , nhà thơ Nôm tiêu biểu của dòng văn Phan Huy
    Ở Việt Nam thời xưa, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị (772 - 816, đời Đường) từng được một số người dịch ra Nôm. Ví dụ, trong thi tập của Phạm Nguyễn Du (1739 - 1788) Thạch Động tiên sinh thi tập, có chép một bản Quốc âm diễn Tỳ bà hành. Hoặc bản dịch Tỳ bà hành của Phan Văn Ái (1850 - ?)... Nhưng bản dịch nổi tiếng, quen thuộc nhất từ trước tới nay vẫn là bản được ghi nhận là của Phan Huy Vịnh. Thực ra, đó là một nhầm lẫn cần được làm sáng tỏ để trả lại cho văn học sử đúng tên tuổi nhà dịch thuật ưu tú kia.
  • Phan Huy Chú - nhà bác học, nhà thơ lớn
    Dòng họ Phan Huy vốn ở xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Nghệ An đến đời Phan Huy Cận (1722 - 1789) thân sinh ra Phan Huy Ích (1751 - 1822), dời tới xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), rồi nhập tịch ở đấy.
  • Phan Huy Vịnh – người con dòng văn Phan Huy với hai lần đi sứ
    Phan Huy Vịnh (1800 - 1870) là một nhà thơ Việt Nam khá nổi tiếng thế kỷ XIX, người làng Sài Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, ngoại thành Hà Nội). Ông có cha là Phan Huy Thực và ông nội Phan Huy Ích. Tiếp nối truyền thống khoa cử của dòng họ Phan Huy, nhà thơ, nhà văn hóa Phan Huy Vịnh đỗ Cử nhân năm 1828 và được trao chức Chủ sự Bộ Binh. Nhiều năm sau ông được thăng chức Thượng thư Bộ Lễ và hai lần được cử đi sứ nhà Thanh vào các năm 1841, 1854.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO