Phố Phan Huy Ích, quận Ba Đình, Hà Nội

09/06/2018 09:09

Phố Phan Huy Ích bắt đầu từ phố Nguyễn Trường Tộ đến phố Quán Thánh thuộc phường Trung Trực quận Ba Đình.

Phố Phan Huy Ích dài 186m, rộng 6m.

Phố Phan Huy Ích, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đây là đất thôn Yên Thành, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ. Hiện nay số nhà 28 phố này là ngôi đền của làng Yên Thành xưa, vốn có từ lâu, lần sửa chữa sau cùng là vào năm Minh Mạng thứ 9 (1828). Đó là nơi thờ bà Lý Chiêu Hoàng, con gái vua Lý Huệ Tông, từng làm vua trong hai năm 1224-1225, sau truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông (1225-1258).

Như vậy đây là một trong hai nơi ở Hà Nội thờ bà (bà còn được thờ ở làng Giao Tự, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm) ở đền Yên Thành còn một câu đối nhắc nhở tới hồ Mã Cảnh (Cổ Ngựa) mà ngày trước bao quanh thành đền.

Long Đỗ quyết linh từ, hưởng báo tứ thời yên bất tuyệt

Mã Cảnh di thắng tích, lưu phương thiên cổ thủy  phường thanh

Có nghĩa là:

Đền linh thiêng ở đất Long Đỗ (Thăng Long) khói dương dân lên bốn mùa không ngớt.

Thắng tích còn lại ở Mã Cảnh để dấu thơm nghìn năm nước còn trong.

Thực tế là ở phía bắc nội thành có một loại các dải hồ chạy song song với sông Hồng, từ hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Mã Cảnh. Khu vực phố Nguyễn Trường Tộ, Yên Thành, Hòe Nhai, xuống hồ Tây Nhai (Hàng Khoai) rồi hồ Thái Cực (Hàng Đào), hồ Hoàn Kiếm…

Thời Pháp thuộc là đường số 33 (voie N033), năm 1931 đổi thành phố Giám mục Đây-đi-ê (rue Monseigneur Deydier). Sau cách mạng đổi là phố Lê Hữu Cảnh. Thời tạm chiếm đổi là phố Bùi Viện. Từ tháng 6/1964 có tên gọi hiện nay.

Nay thuộc phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình.

Phan Huy Ích (1750-1822) hiệu là Dụ Am, con trai Phan Huy Cận, người làng Thu Hoạch (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Ông Cận làm quan ở Thăng Long, sau không về quê mà nhập tịch làm dân làng Thụy Khuê nay là làng Thầy, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Do đó, Phan Huy Ích chủ yếu là sống ở làng Thầy. Ông đỗ Đình nguyên tiến sĩ năm 1775. Ban đầu làm quan với nhà Lê, sau theo Tây Sơn, được vua Quang Trung tin dung làm Thị trung Ngự sử, Thượng thư bộ Lễ, từng cử đi sứ nhà Thanh. Khi Gia Long đánh bại Tây Sơn, đã cho bắt Phan Huy Ích cùng Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Gia Phan vào Huế rồi ra Thăng Long đem đánh đòn ở sân Văn Miếu. Đó là vào tháng 2 năm Quý Hợi (1803). Sau đó, tuy được tha, nhưng ông vẫn bị nhà Nguyễn kiểm soát nghiệt ngã trong hàng chục năm.

Phan Huy Ích đã phục vụ khá tích cực cho nhà Tây Sơn. Ngoài ra, ông còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Nhiều tác phẩm lịch sử, văn học, thơ ca của ông trở thành tài liệu quý để nghiên cứu xã hội Việt Nam thời đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Phố Phan Huy Ích, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO