36 phố phường

Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội

Đặng Việt Thủy 09:44 08/08/2024

Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...

goc-pho-tran-nhan-tong.jpg
Góc phố Trần Nhân Tông

Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông: Những vị vua anh hùng cứu nước

Trần Thái Tông (1218 - 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần, ông sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218) tại hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay là thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Ông lên ngôi vào năm 8 tuổi nhờ tài sắp đặt của Trần Thủ Độ. Để giữ vững an ninh đất nước, Trần Thủ Độ đã giúp nhà vua ổn định tình hình, dẹp yên nội loạn... Dần dần Trần Thái Tông đã phát huy ngày càng rõ nét tài năng của mình. Năm 1257, quân Nguyên bắt đầu xâm lấn nước ta, ông đã trực tiếp ra trận. Ngày 29/1/1258, vua Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng đã chỉ huy quân nhà Trần phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, giải phóng kinh thành Thăng Long. Tiếp đó, cho Thái tử lên ngôi, còn mình là Thượng hoàng. Tuy là Thượng hoàng, song vua Thái Tông vẫn trực tiếp cùng với con trị vì đất nước. Một điều đáng ghi nhớ là tất cả các hoàng tử con vua Trần Thái Tông đều là những nhân tài kiệt xuất của đất nước như: Thái tử Trần Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông), Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật... Trần Thái Tông trị vì được 33 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm, mất năm Đinh Sửu (1277), thọ 60 tuổi.

Phố Trần Thái Tông dài 500m từ điểm giao nhau giữa phố Cầu Giấy và đường Xuân Thủy đến ngã ba "bùng binh" phố Tôn Thất Thuyết, Phạm Văn Bạch.

Trần Thánh Tông (1240 - 1290), tên thật là Trần Hoảng, con của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), là vị vua thứ hai triều Trần, tại vị 21 năm (1258 - 1278), sau nhường ngôi cho con, làm Thái thượng hoàng được 13 năm. Ông là vị vua nhân từ, độ lượng, thương dân, thường cùng ăn ngủ với các vương hầu, chủ trương khuyến nông, tích cực phòng cơ chống giặc. Hai lần chống quân Nguyên xâm lược, ông là Thái thượng hoàng vẫn tham gia chỉ đạo kháng chiến và giành thắng lợi.

Phố Trần Thánh Tông dài 390m, từ ngã sáu Trần Hưng Đạo nối phố Lê Thánh Tông với phố Yec xanh - cạnh vườn Pa-xtơ.
Trần Nhân Tông (1258 - 1308), vua thứ ba triều Trần, tên là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị vua anh hùng cứu nước, là bậc "Vua hiền của nhà Trần... thuần túy đạo mạo, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng...". Người tổ chức Hội nghị Bình Than (1282) và Hội nghị Diên Hồng (1284), đoàn kết toàn dân chống quân Nguyên - Mông, cùng quân dân ta xông pha trận mạc. Sau 14 năm làm vua, năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, về làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thủy tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Phố Trần Nhân Tông dài 1,040km, từ phố Huế đến đường Lê Duẩn, cắt ngang qua phố Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Bà Triệu, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đặng Tất và Đặng Dung: “Hổ phụ sinh hổ tử”

Đặng Tất (? - 1409) và Đặng Dung (?-1414) là hai cha con, tổ tiên vốn là người Hóa Châu (Quảng Trị), sau di cư ra làng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trước khi hăng hái tham gia khởi nghĩa chống quân Minh do Trần Ngỗi phát động và lãnh đạo, Đặng Tất từng là quan Đại tri châu của Hóa Châu.

pho-dang-tat.jpg
Phố Đặng Tất

Tháng 10 năm Đinh Hợi (1407), Trần Ngỗi lên ngôi vua ở Trường Yên (Ninh Bình), hiệu là Giản Định Đế thì bị quân Minh đến đánh, phải lui vào Nghệ An. Đặng Tất nghe tin, liền giết hết quan lại nhà Minh ở địa hạt của mình rồi đem quân ra giúp Giản Định Đế Trần Ngỗi. Giản Định Đế sai ông đem quân ra các lộ Thuận Hóa, Tân Bình (tức Quảng Bình) và Nghệ An, Thanh Hóa ra đánh Đông Đô. Khi đến bến Bô Cô (một địa điểm trên bờ sông Đáy thuộc huyện Ý Yên, Nam Định) thì gặp quân Minh, hai bên giao chiến. Lúc ấy, quân của Giản Định Đế từ Trường Yên (huyện Gia Viễn) cũng kéo đến hợp lực, quân Minh thua chạy. Nhưng tiếc thay, sau đó Đặng Tất cùng Nguyễn Cảnh Chân đang sửa soạn tiến quân ra giải phóng Đông Đô thì bị Giản Định Đế nghe lời gièm pha lập mưu giết chết (tháng Hai năm 1409).

Đặng Dung căm giận việc cha mình bị giết oan, ông bỏ Giản Định Đế, dẫn quân kéo về Thanh Hóa, rước Trần Quý Khoáng vào Nghệ An. Tháng 3 năm Kỷ Sửu (1409), tôn Trần Quý Khoáng lên làm vua, hiệu là Trùng Quang, lập bản doanh ở Chi La, nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đặng Dung được tấn phong làm Đổng Bình Chương Sự, chỉ huy chống quân Minh ở nhiều nơi như Hàm Tử (Hưng Yên), Yên Mô (Ninh Bình). Sau nhiều trận giao chiến ác liệt, Quân Minh một nửa bị tan vỡ, còn thuyền thì phần lớn bị đốt cháy hoặc phá hủy. Tuy nhiên, tướng tổng chỉ huy địch là Trương Phụ thúc quân quay lại đánh úp dẫn đến Đặng Dung thua trận, vài tháng sau thì bị bắt, cùng Trần Quý Khoáng bị giải về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường, Quý Khoáng nhảy xuống sông tự vẫn, Đặng Dung cũng lập tức nhảy xuống chết theo. Sinh thời, Đặng Dung là bậc văn võ song toàn. Ông đã để lại cho đời bài “Thuật hoài” - một trong những áng hùng thi bất diệt của lịch sử văn học dân tộc.

Phố Đặng Tất dài 290m, từ phố Trấn Vũ chạy qua phố Quán Thánh đến phố Phan Đình Phùng. Phố Đặng Dung dài 300m, từ phố Nguyễn Trường Tộ đến phố Phan Đình Phùng.

Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông: Vị vua sáng lập và vị vua kế nghiệp vương triều Mạc

Mạc Thái Tổ (1483 - 1541), tên húy là Mạc Đăng Dung, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay thuộc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Năm Tân Mùi (1511), khi mới 29 tuổi ông đã được phong tước Vũ Xuyên bá. Trải qua ba đời vua Lê, Mạc Đăng Dung được phong Thái sư Nhân Quốc công rồi An Hưng Vương. Lúc vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, các quan trong triều tranh giành xâu xé lẫn nhau, Mạc Đăng Dung quyết tâm giành ngôi vua. Tháng 6 năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai lên kinh sư ép vua Lê nhường ngôi vua. Hôm tuyên đọc tờ chiếu nhường ngôi cũng là lúc Mạc Đăng Dung xưng Hoàng đế, ban lệnh đại xá thiên hạ. Để hoàn thiện việc thiết lập một triều đại mới, Mạc Đăng Dung không những phải chống chọi với phản ứng của đông đảo các cựu thần nhà Lê, mà còn phải chọn những người trẻ tuổi gánh vác việc nước. Tháng 12 năm Kỷ Sửu (1529), Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh để làm Thái thượng hoàng. Dưới thời trị vì của Mạc Đăng Dung, kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp của nước ta có bước phát triển. Ông rất chú trọng đến việc phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, tuyển lựa nhân tài. Năm 1541, Mạc Đăng Dung mất, hưởng thọ 58 tuổi, Mạc Phúc Hải truy tôn ông là Thái Tổ nhà Mạc.

Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) là con trưởng của Mạc Đăng Dung. Dưới thời Quang Thiệu, nhà Lê, Đăng Doanh được phong tước Dục Mỹ hầu, giữ điện Kim Quang. Năm Canh Dần (1530), Đăng Doanh làm lễ lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính. Trong 10 năm cầm quyền của Mạc Đăng Doanh, triều Mạc đã làm được khá nhiều việc mà sử nhà Lê sau này cũng ghi nhận: tổ chức các cuộc thi tuyển chọn nhân tài, nhiều tri thức có danh tiếng đã ra thi đỗ đạt cao như các Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Thiến... Thời Mạc Đăng Doanh trị vì có ít nhất 10 năm đất nước khá bình yên. Nhà vua có những kế sách hay, trong khoảng mấy năm luôn được mùa, trộm cắp biệt tăm, dân bốn trấn đều được yên ổn. Ngày 15 tháng Giêng năm Canh Tý (1540), Mạc Đăng Doanh mất, ở ngôi vua được 10 năm. Con là Mạc Phúc Hải lên nối ngôi, đặt tên thụy cho cha là Thái Tông khâm triết Hoàng đế.

Phố Mạc Thái Tổ là đoạn đường từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kính. Phố Mạc Thái Tông là đoạn đường từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kính tiếp nối phố Vũ Phạm Hàm.

Phan Huy Ích - Phan Huy Chú: Học giả uyên bác và sứ thần tài năng

Phan Huy Ích (1751 - 1822) là danh sĩ cuối đời Hậu Lê, làm việc dưới trướng chúa Trịnh. Ông là một công thần nhà Tây Sơn. Phan Huy Ích người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (nay thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), cư trú ở làng Thầy, huyện Quốc Oai (Hà Nội).

goc-pho-phan-huy-ich-ngo-hang-bun-qua-ky-hoa.jpg
Góc phố Phan Huy Ích - ngõ Hàng Bún qua ký họa

Sau khi thi đỗ Hội nguyên, đệ tam tổng Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1775), Phan Huy Ích được bổ chức Hàn lâm thừa chỉ. Sau được điều đi giữ chức Tham chính xứ Sơn Nam, Đốc đồng Thanh Hóa, rồi về triều làm Thiêm sai tri hình ở phủ Chúa Trịnh. Từ năm Canh Tý (1780), ông chán ghét chúa Trịnh, vua Lê, mấy lần cáo bệnh về hưu nhưng không được chấp nhận.

Tháng 5 năm 1788, vua Quang Trung ra Bắc, xuống chiếu cầu hiền, Phan Huy Ích cùng Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thế Lịch ra hợp tác với nhà Tây Sơn. Phan Huy Ích được phong Tả thị lang bộ Hình, tước Thụy Nham hầu. Ông cùng với Ngô Thì Nhậm được giao nhiệm vụ xây dựng chính quyền Tây Sơn ở Bắc Hà. Sau đại thắng quân Thanh, ông phụ trách công việc ngoại giao.
Năm 1790, Phan Huy Ích được cử làm Chánh sứ đưa giả vương sang nhà Thanh. Đoàn sứ bộ gồm 150 người, trong số đó có con trai Quang Trung là Nguyễn Quang Thùy, Đại Tư mã Ngô Văn Sở, Đô đốc Nguyễn Duật...

Sau khi hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ củng cố mối quan hệ giao hảo giữa hai nước, năm 1792 về nước, ông được thăng Thị trung ngự sử ở tòa Nội các rồi Thượng thư bộ Lễ. Cũng trong những ngày này, vua Quang Trung mất, ông cố gắng giúp đỡ vua trẻ Quang Toản, nhưng cũng không ngăn nổi sự suy vi của nhà Tây Sơn. Ông đã để lại cho đời một số danh tác như: “Nam trình tạp vịnh”, “Cẩm trình ký hứng”, “Thanh Châu lư hướng”, “Vân Sơn khiển hướng”, “Trinh hà ký hành”, “Cúc thu bách vịnh Nam trình tục tập”, “Vân du tùy bút”.
Phan Huy Chú (1782-1840), tự là Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, là danh sĩ triều Nguyễn, trước tên là Hạo, sau vì kiêng quốc húy nên đổi là Chú, là con trai thứ ba của Phan Huy Ích, mẹ là con gái của Ngô Thì Nhậm.

Phan Huy Chú đã dành cả tâm trí và tài năng viết “Lịch triều hiến chương loại chí”. Đây là bộ bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu bước phát triển cao về học thuật ở nước ta đầu thế kỷ XIX. Chính công trình này đã tôn vinh Phan Huy Chú lên tầm vóc nhà bác học lớn của Việt Nam. Ông đi sứ nhà Thanh hai lần (năm 1825, 1831), giữ chức Phủ thừa phủ Thừa Thiên, Hiệp trấn Quảng Nam, sau bị cách chức, rồi lại được cử đi công cán ở Indonesia. Khi trở về ông được giữ chức Tư vụ bộ Công. Chán cảnh quan trường nên viện cớ đau chân, ông xin từ quan về dạy học và viết sách. Ngoài “Lịch triều hiến chương loại chí” ông còn có các tác phẩm: “Hoàng Việt dư địa chí”, “Mai Phong du Tây thành dã lục”, “Hoa thiều ngâm lục” (tập thơ đi sứ Trung Quốc), “Hải trình chí lược”, “Hoa trình tục ngâm”, “Lịch địa điểm thông luận”, “Dương trình ký kiến”.
Phố Phan Huy Ích dài 176m, từ phố Nguyễn Trường Tộ đến phố Quán Thánh. Phố Phan Huy Chú dài 365m, từ phố Lê Thánh Tông đến phố Hàn Thuyên.

Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến: Cha là vị đại nho yêu nước, con là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp

Lương Văn Can (1854 - 1927), hiệu là Ôn Như, nhà nho yêu nước, người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín (Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1879, nhưng không ra làm quan. Vào đầu thế kỷ XIX, Lương Văn Can cùng một số người cùng chí hướng đứng ra chủ trương dùng việc phát triển văn hóa, giáo dục tư tưởng để cứu nước. Ông là một thành viên của nhóm sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Cuối năm 1907, thực dân Pháp đã lệnh đóng cửa trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Đến năm 1913, thực dân Pháp lại đàn áp, bắt giam những người đứng đầu Đông Kinh Nghĩa Thục. Lương Văn Can bị kết án 10 năm biệt xứ sang Nam Vang (Phnôm Pênh - Campuchia). Năm 1921, ông được tha về và mất ở Hà Nội năm 1927. Tác phẩm của ông có: “Hán học tiệp kính” dạy chữ Hán, “Luận ngữ loại ngữ”, “Trâu thư loại ngữ”, dịch hai cuốn sách kinh điển “Luận ngữ” và “Mạnh Tử”...

Lương Ngọc Quyến (1885-1917), hiệu Lập Nham, là con trai của Lương Văn Can. Ông cùng em trai là Lương Ngọc Nhiễm hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, trốn sang Nhật du học năm 1905. Sau đó ông lại sang Trung Quốc học quân sự. Khi Việt Nam Quang phục hội được thành lập (tháng 3 năm 1912), Lương Ngọc Quyến được cử làm ủy viên quân sự, mạo hiểm hoạt động ở Hương Cảng, bị cảnh sát Anh bắt nộp cho Pháp. Pháp kết án ông khổ sai chung thân. Trong nhà lao Hà Nội, ông thường xuyên tuyên truyền cách mạng cho những người xung quanh, nên bọn thực dân đưa ông lên giam ở nhà lao Thái Nguyên. Ông liên lạc với Trịnh Văn Cấn, tức Đội Cấn, thực hiện cuộc binh biến khởi nghĩa Thái Nguyên đêm 30/8/1917. Nghĩa quân đã làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên trong 6 ngày. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Lương Ngọc Quyến hi sinh ngày 5/9/1917. Tấm gương của ông đã trở thành bất tử.
Phố Lương Văn Can dài 300m, từ phố Hàng Bồ đến phố Lê Thái Tổ. Phố Lương Ngọc Quyến dài 320m, từ phố Nguyễn Hữu Huân đến phố Hàng Giày.

Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy: Cha con đều là nhà giáo, nhà văn hóa

Hoàng Đạo Thành (? - 1908), gốc họ Cung, người làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ tú tài năm 1870, cử nhân năm 1884, ra làm quan Giáo thụ ở huyện Quốc Oai rồi Hoài Đức, Đa Phúc, Thuận Thành, Từ Sơn; và làm nhiều chức quan khác nhau. Ông tham gia phong trào Duy Tân, viết nhiều sách lịch sử và danh nhân: “Đại Nam hành nghĩa”, “Liệt nữ truyện”, “Việt sử tứ tự”, “Việt sử tân ước” - bộ sử có quan điểm tiến bộ.

Hoàng Đạo Thúy (1900 - 1994) là con trai của Hoàng Đạo Thành. Trước năm 1945, ông dạy ở trường Tiểu học Sinh Từ, tham gia ban chỉ đạo Liên đoàn hướng đạo Bắc Kỳ, hoạt động truyền bá quốc ngữ và cứu tế xã hội, viết báo “Thanh Nghị”, viết sách “Trai nước Nam làm gì?”, “Anh Tư Bền”... Hoàng Đạo Thúy là đại biểu Quốc dân đại hội Tân Trào. Sau cách mạng tháng Tám, ông gia nhập quân đội, và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Cục trưởng đầu tiên Cục Thông tin liên lạc Bộ Quốc phòng, Giám đốc trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Giao thông dân binh, Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu... Sau hòa bình, ông chuyển sang Ủy ban dân tộc Trung ương, là đại biểu Quốc hội khóa I và II. Những tác phẩm của ông viết về Hà Nội có thể kể đến như: “Người và cảnh Hà Nội”, “Hà Nội phố phường xưa”, “Hà Nội thanh lịch”... đã được tặng giải thưởng Thăng Long của Thủ đô năm 1994.

Phố Hoàng Đạo Thành dài 479m, từ đường (chợ) Kim Giang đi vào đến nhà D7 của khu tập thể Kim Giang. Phố Hoàng Đạo Thúy dài 1.100m từ phố Lê Văn Lương đến đường Trần Duy Hưng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
    Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
  • Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán
    Sáng 5/2 tại Hoàng thành Thăng Long, tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long sẽ chính thức khai trương nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quận Bắc Từ Liêm triển khai 5 nhiệm vụ thi hành Luật Thủ đô
    UBND quận Bắc Từ Liêm vừa ban hành Kế hoạch về triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) trên địa bàn quận. Kế hoạch của quận Bắc Từ Liêm đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, qua đó nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao nhận thức về Luật Thủ đô, chính sách xây dựng và phát triển Thủ đô, trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thi hành Luật.
  • Xúc động chương trình "Điểm tựa Việt Nam"
    Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" được truyền hình trực tiếp tối 15/9 trên kênh VTV1 đã kể câu chuyện chân thực, xúc động từ những nơi cơn bão đi qua.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển Việt Nam
    Trong lúc mọi người tản mát mỗi nơi thì Bình xán tới bên người phụ nữ chủ quán vui vẻ thân thiện: Chào chú! mời chú uống nước, trà nhà tôi tự chế biến đấy/ Dạ cháu xin bác ạ! trà thơm quá...
  • Chung tay giúp người dân thu hoạch lúa sau mưa lũ
    Những ngày này, Chính quyền huyện Thanh Oai cùng nhiều ban ngành, đoàn thể đã xuống đồng hỗ trợ bà con nông dân khắc phục các diện tích ngập úng, nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
  • Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3
    Tính đến thời điểm 19h00 ngày 14/9/2024, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đã huy động 100% lực lượng tham gia dọn vệ sinh môi trường với số lượng khoảng 139.000 người...
Đừng bỏ lỡ
Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO