Chuyển động Hà Nội

Hà Nội: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính theo tinh thần 3 “rõ”

Kim Thoa 17/07/2024 18:17

Trong 6 tháng đầu năm 2024, thành phố Hà Nội tiếp tục xác định công tác chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

kiem-tra.jpg
Đoàn khảo sát Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội kiểm tra hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin tại bộ phận Một cửa tại huyện Đan Phượng, tháng 5/2024.

Theo đó, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố đã ban hành chương trình hành động số 16-CTr/BCSĐ ngày 10/01/2024 về công tác chỉ đạo điều hành năm 2024 của Thành phố, trong đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2024 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” theo tinh thần 3 “rõ”: Rõ quy trình giải quyết, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc; Rõ thẩm quyền, trách nhiệm; Rõ kết quả kiểm tra, đôn đốc, xử lý người đứng đầu trong thực thi công vụ.

Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) ban hành Kế hoạch số 30-KH/BCĐ ngày 28/12/2023 để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình, trong đó Chủ tịch UBND Thành phố trực tiếp chỉ đạo công tác CCHC; UBND Thành phố đã ban hành các Kế hoạch để chỉ đạo, triển khai tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung truyền thông CCHC, gắn chuyển đổi số; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao thứ hạng các Chỉ số PAPI, PCI, PAR-INDEX, SIPAS.

Hợp nhất Ban Chỉ đạo CCHC, số và Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 06 thành Ban Chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Đề án 06 Thành phố để đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, toàn diện, thống nhất, đồng bộ công tác CCHC gắn với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, từng bước xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số Thành phố, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII); Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội.

Ngày 2/4/2024, chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) công bố kết quả Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Kết quả: Thành phố Hà Nội đạt 43,9603 điểm (tăng 0,0603 điểm so với năm 2022); xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố, tiếp tục giữ vị trí nhóm 1 (nhóm Cao - nhóm 16 tỉnh, thành phố có điểm số cao nhất).

Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số CCHC (PAR INDEX) năm 2023 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả: Chỉ số hài lòng - SIPAS năm 2023 của thành phố Hà Nội đạt 83,57% (tăng 3,41%); xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố, tăng 9 bậc so với năm 2022 (năm 2022 xếp thứ 30/63); đứng thứ 02 trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương (sau Hải Phòng). Chỉ số CCHC - PAR INDEX năm 2023 của thành phố Hà Nội đạt 91.43 điểm (tăng 5/12 so với năm 2022).

Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố; đứng thứ 02 trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở kết quả công bố PAPI của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam ngày 02/4/2024 và kết quả công bố chỉ số PAR-INDEX, SIPAS của Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ.

thanh-oai-2.jpg
"Tổ công nghệ số cộng đồng" thị trấn Kim Bài hỗ trợ người dân sử dụng điện thoại thông minh để làm thủ tục hành chính. (Ảnh: Bình Minh).

UBND Thành phố cũng đã ban hành các Kế hoạch để chỉ đạo, triển khai tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chi tiêu kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung truyền thông CCHC, gắn chuyển đổi số; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao thứ hạng các Chỉ số PAPI, PCI, PAR-INDEX, SIPAS.

UBND Thành phố cũng đã sớm ban hành Kế hoạch về kiểm tra công vụ năm 2024, Kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC năm 2024; Kế hoạch số 54/KHUBND về công tác thông tin, tuyên truyền CCHC của thành phố Hà Nội năm 2024; Đặc biệt, Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 04/4/2024 về tổ chức Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội phát động, tổ chức cuộc thi CCHC cấp Thành phố để tìm ra ý tưởng, giải pháp thiết thực, đẩy mạnh hiệu quả CCHC, thí điểm và nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố, góp phần nâng cao chỉ số CCHC, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI năm 2024 và các năm tiếp theo...

Các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch CCHC năm 2024 của UBND Thành phố trong 6 tháng đầu năm được UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ) đôn đốc, theo dõi thường xuyên. Đến nay, khối lượng công việc, nhiệm vụ CCHC đang triển khai đảm bảo theo tiến độ. 100% cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố đã ban hành và triển khai Kế hoạch CCHC; đăng ký sáng kiến, giải pháp CCHC, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về công tác CCHC, một số đơn vị có hoạt động nổi bật như: Văn phòng UBND Thành phố, các Sở: Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Văn hóa và Thể thao, các quận, huyện: Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức,.../.

Bài liên quan
  • Tư vấn kiến thức tài chính gia đình cho hội viên, phụ nữ Thủ đô
    Nhằm giúp các hội viên phụ nữ có thêm kiến thức để quản lý tài chính, phát triển kinh tế gia đình tốt hơn, hôm nay, sáng 17/7/2024, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam tổ chức Chương trình Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình - năm 2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Cơ chế vượt trội trong chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Thủ đô
    Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thành phố Hà Nội để xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi), Điều 27 về "Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội", Luật đã có Điều khoản riêng thể hiện tính vượt trội về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Hà Nội.
  • Chuyện cùng em về Hà Nội
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chuyện cùng em về Hà Nội của tác giả Chử Văn Long nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Di sản công nghiệp - tài sản lớn trong kiến thiết đô thị Hà Nội
    Sau khi Thủ đô giải phóng, năm 1958, miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Và để xây dựng cơ sở vật chất của thời kỳ quá độ, nhà nước đã chủ trương “ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”. Từ năm này đến cuối năm 1964 khi Mỹ bắt đầu ném bom, cả miền Bắc là đại công trường nhộn nhịp.
  • Hà Nội tuyển dụng 253 viên chức ngành giáo dục
    UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành Thông báo số 1052/TB-UBND ngày 11/10/2024 về việc tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND quận Thanh Xuân.
  • Quán quân Đường lên đỉnh Olympia muốn trở thành lập trình viên máy tính
    Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 mơ ước trở thành một lập trình viên máy tính để đóng góp thật nhiều cho xã hội, cho sự phát triển công nghệ ở Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
  • Khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan bằng bản đồ du lịch 3D
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan để mang đến cho du khách tham quan có cơ hội bước vào một thế giới văn hóa, lịch sử và công nghệ hòa quyện độc đáo, thú vị.
  • Mùa ấy có theo về
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa ấy có theo về của tác giả Trần Gia Thái nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Hội Nhà văn Việt Nam ký kết hợp tác với Viện Văn học Pakistan
    Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 15/10/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội với Viện Văn học Pakistan.
  • Phát huy sức lan tỏa mạnh mẽ qua phong trào "Dân vận khéo" Thủ đô
    Ngày 15/10, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức trao giải Hội thi “Dân vận khéo” Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • [Podcast] Phở Hà Nội – Từ gánh hàng rong đến Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Không biết phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng. Nhà văn Thạch Lam trong “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” viết: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”... Vừa qua, phở Hà Nội vừa được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hà Nội: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính theo tinh thần 3 “rõ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO