Chính sách & Quản lý

Phá bỏ tượng rồng khổng lồ bị bỏ hoang ở Cố đô Huế

Hà Oai 09/02/2024 19:47

Tượng rồng bị bỏ hoang ở dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế) sẽ được tháo dỡ, đập bỏ để giao đất và sẽ đầu tư, chỉnh trang khu công viên sinh thái cảnh quan phục vụ cộng đồng.

Công viên nước bỏ hoang, hấp dẫn khách nước ngoài

Dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên có diện tích hơn 49ha nằm trên đồi Thiên An (xã Thủy Bằng, TP Huế) và cách trung tâm TP Huế khoảng 10km về hướng Tây Nam, được Công ty Du lịch Cố đô khởi công xây dựng năm 2001 và đưa vào hoạt động phục vụ mục đích du lịch năm 2004 với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 70 tỷ đồng gồm nhiều hạng mục như khu du lịch thủy cung, hệ sinh thái và sân khấu nhạc nước có sức chứa 2.500 chỗ ngồi, hệ thống 20 phòng ngủ cao cấp nằm đan xen trên các triền đồi… Tuy nhiên, đi vào hoạt động được một thời gian và khai thác du lịch kém hiệu quả nên dự án bị bỏ hoang.

z5145860756466_7f3bf8f3149819771e3ca07e04a2b85d.jpg
Tượng rồng tại Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên.

Sau khi Công ty Du lịch Cố đô hoạt động dang dở không hiệu quả và tạm dừng việc thi công các hạng mục còn lại của công trình, năm 2008 được chuyển giao sang cho Công ty TNHH Haco Huế để tiếp tục khai thác với tổng kinh phí dự kiến là 270 tỷ đồng sau khi thiết kế lại. Tuy nhiên, dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên vẫn dậm chân tại chỗ và bị bỏ hoang trong thời gian dài.

Trước sự hoang tàn của dự án, năm 2017 UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ra quyết định thu hồi dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và bàn giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế) quản lý. Trước việc bị bỏ hoang, năm 2016 tờ The Huffington Post của Mỹ có bài viết về Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên với tựa đề This Abandoned Waterpark In Vietnam Is Not For The Faint Of Heart (tạm dịch: “Công viên nước bỏ hoang ở Việt Nam, không dành cho những người yếu tim”) phản ánh sự hoang tàn, đổ nát của khu du lịch và từ đó trở thành địa điểm thu hút rất đông khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Năm 2018, video ca nhạc “Warpaint” của nhà sản xuất âm nhạc Niki và 88rising có lấy một số bối cảnh ở Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và một năm sau đó ban nhạc Hàn Quốc ONF lấy một số cảnh để quay trong video ca nhạc “We must love”. Trong năm 2022, ban nhạc MEDUZA của Ý đến Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên thực hiện một số cảnh quay cho video ca nhạc Bad Memories của mình và có một bài viết trên tờ The Washington Post của Mỹ đã xếp Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên vào danh sách một trong 11 điểm đến đáng sợ dành cho du lịch, tờ Insider nhận định Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên là “một điểm đến không chính thức nhưng không thể bỏ qua dành cho du khách khi đến Đông Nam Á”.

Tượng rồng khủng lồ ở Cố đô Huế sẽ bị phá bỏ

Những ngày cận Tết Nguyên đán, trong khi nhiều địa phương trên cả nước đang đua nhau “khoe” linh vật rồng để chào đón năm mới Giáp Thìn 2024 thì tại Thừa Thiên - Huế tượng rồng khổng lồ (cao 20m, dài khoảng 50m) quấn quanh nhà thủy tạ bên trong hồ nước Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế) sẽ được phá bỏ. Trước thông tin sẽ bị phá bỏ sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều du khách trong và ngoài nước đã tìm đến tượng rồng khồng lồ tranh thủ tham quan, check-in…

Theo tìm hiểu được biết, do dự án không tiếp tục triển khai nên UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quyết định thu hồi và giao cho UBND TP Huế đầu tư khu công viên sinh thái cảnh quan phục vụ cộng đồng. Cụ thể là Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế (đơn vị được giao đầu tư công viên) sẽ đầu tư, chỉnh trang công viên để phục vụ cộng đồng sau khi đơn vị trúng đấu giá thu hồi hết tài sản trên đất.

Do dự án trước đó có tài sản trên đất thế chấp ngân hàng nên sau khi nhà nước thu hồi, ngân hàng đã phát mãi để thu hồi vốn và Công ty TNHH & Thương mại dịch vụ Đại Nguyên Nam (trụ sở tại TP Đà Nẵng) trúng đấu giá tài sản tại Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế). Đại diện Công ty TNHH & Thương mại dịch vụ Đại Nguyên Nam cho biết, sau Tết Giáp Thìn 2024 sẽ tháo dỡ, đập bỏ tượng rồng để bàn giao đất cho chính quyền địa phương.

z5145855644000_ad123b6c9e8f1b6f47aa42a9c5247f6b.jpg
Phía trước tượng rồng sắp được đập bỏ.
z5145857552229_4a4375ef62c86a12a4894d353d97a284.jpg
Phía sau tượng rồng trong công viên hồ Thủy Tiên tại TP Huế.
z5145854139356_cb80ff9a2e1b65b6507b9c7aa3f0a76a.jpg
Khách nước ngoài đến tham quan thời điểm trong hồ cạn nước.
z5145859056301_14a35c50d91ad7d39ebc3df9a684ba17-1-.jpg
Tượng rồng hấp dẫn du khách nước ngoài.
z5145866380517_368b95cafa9787dae56dd46bb3166528.jpg
Đường lên phía trên để ngắm cảnh.
z5145865321875_6e03e6ee959fc500574edf343292a053.jpg
Du khách lên trên miệng rồng để ngắm cảnh.

Theo Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho biết, theo kế hoạch thì sẽ xây dựng tuyến đường dạo dài 2 km, rộng 4,5 - 6 m quanh hồ Thủy Tiên và lát bằng đá granit trên nền bêtông, hệ thống đèn chiếu sáng, cấp thoát nước được đầu tư...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Phá bỏ tượng rồng khổng lồ bị bỏ hoang ở Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO