Văn hóa – Di sản

Lần đầu có trại sáng tác điêu khắc truyền thống người dân tộc Cơ tu ở TT- Huế

Hà Oai 14:32 25/07/2023

Qua bàn tay khéo léo của các tác giả tại Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơ Tu lần thứ nhất năm 2023, những khúc gỗ trở thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ tu.

z4543960018428_06a3fcbee0f4bebb7a636a7ac4e1b72d.jpg
Các tác phẩm điêu khắc của ông Ngọc Văn Cương

Nam Đông là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế và đồng bào dân tộc Cơ tu chiếm hơn 43% dân số toàn huyện. Đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất, canh tác, lễ hội, trang phục, kiến trúc, hoa văn của đồng bào dân tộc Cơ tu... là những giá trị văn hóa độc đáo vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật, bản sắc của đồng bào dân tộc Cơ tu và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc lưu truyền, kế thừa phát huy giá trị truyền thống đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, UBND huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) tổ chức Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơ Tu lần thứ nhất năm 2023 tại thị trấn Khe Tre từ ngày 20 – 29/7.

Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơ Tu lần thứ nhất năm 2023 có 36 tác giả tham gia, trong đó có 19 tác giả của huyện Nam Đông, 7 tác giả đến từ Khoa điêu khắc của Trường Đại học nghệ thuật Huế, 7 tác giả đến từ huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng), 3 tác giả đến từ huyện Tây Giang (Quảng Nam).

Sau khi kết thúc, các tác giả sẽ tạo ra khoảng 140 - 150 tác phẩm và được đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ theo quy định. UBND huyện Nam Đông bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm do tác giả sáng tác và sau khi kết thúc trại sáng tác, các tác giả sẽ tặng cho huyện Nam Đông để trưng bày tại vườn tượng làng văn hóa dân tộc Cơ tu.

z4543959989062_64432bcaad26fdd466b6d9151858130c.jpg
Các tác phẩm được tạo ra bằng cách thủ công

Ngoài ra, theo quy định ban tổ chức Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơ Tu lần thứ nhất năm 2023 các tác phẩm không được sao chép ý tưởng tác phẩm khác và chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ghi nhận của PV Tạp chí Người Hà Nội tại khu vực tổ chức cho thấy, hàng chục tác giả điêu khắc các khúc gỗ bằng thủ công như dùng bút mực, đục cầm tay, đục chạm, thước, dao… Hiện nhiều khúc gỗ đã trở thành những tác phẩm điêu khắc đẹp và sẵn sàng cho quan khách chiêm ngưỡng.

Ông Ngọc Văn Cương (60 tuổi, trú xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông) đang chăm chỉ đục đẽo các tác phẩm của mình chia sẻ, “Chúng tôi sáng tác ra các tác phẩm về những con vật, vật dụng, con người… thân thuộc với đồng bào dân tộc Cơ tu là chủ yếu. Sau khi đục đẽo xong tôi sẽ sơn màu để có thẩm mỹ hơn”.

Hình ảnh PV Tạp chí Người Hà Nội ghi nhận tại Trại sáng tác.

z4543959980558_dafc174677ab3b91beab327df404d679.jpg
Tác phẩm gà rừng của ông Ngọc Văn Cương
z4543960039373_421b786b1159a3e4d6369a6242cab1f9.jpg
Đục đẽo các khúc gỗ để trở thành tác phẩm nghệ thuật truyền thống.
z4543959944208_5561eebc9e28a71804bda69ce4d386e1.jpg
Nhiều tác phẩm nghệ thuật đang dần được hoàn thiện.
z4543959923690_3e2d8595d6c2c2ad1d9c2600d3ac2617.jpg
Các tác phẩm điêu khắc về con người đồng bào dân tộc Cơ tu.
z4543959956577_a113fd4d721787fd0f1519c213455c5f.jpg
Sử dụng dụng cụ của dân tộc Cơ tu để điêu khắc gỗ.

Theo lãnh đạo huyện Nam Đông, Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơ tu huyện Nam Đông lần thứ I năm 2023 với ý nghĩa nâng cao ý thức cộng đồng về bảo tồn truyền thống văn hóa. Đồng thời mong muốn mang đến cho quan khách những trải nghiệm chân thật nhất, những cảm xúc ấn tượng và những cảm nhận khó quên khi được trực tiếp giao lưu, tiếp xúc với các nghệ nhân, được tìm hiểu và biết thêm kiến thức về giá trị di sản văn hóa truyền thống của người Cơ tu thông qua kỹ thuật trình diễn và những tác phẩm do các nghệ nhân làm ra.

Bên cạnh đó, Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơ tu huyện Nam Đông lần thứ I năm 2023 còn là dịp để đồng bào Cơ tu có cơ hội được quảng bá, giới thiệu đến du khách và công chúng về những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của dân tộc Cơ Tu.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huế đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia
    Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và Tượng rồng thời Thiệu Trị đã được lập hồ sơ trình cơ quan chuyên môn thẩm định để công nhận bảo vật Quốc gia.
  • 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
    Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam.
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
    “Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Bức tranh panorama "Hà Nội: Kháng chiến - Dựng xây - Đổi mới" tại Quảng trường ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ là địa điểm thu hút người dân đến thưởng lãm, check-in nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Một Thủ đô phát triển toàn diện đang vươn lên mạnh mẽ cùng dân tộc và thời đại
    Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”. Triển lãm là một trong các chuỗi hoạt động trọng tâm của Thành phố Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” là một trong hai sự kiện cấp Quốc gia trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) do Thành phố Hà Nội tổ chức.
  • Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động thực tiễn
    Ngày 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng quốc gia, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển công trình xanh - Chuyển động từ chính sách đến hành động thực tiễn”.
  • Hà Nội chỉ đạo các biện pháp phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão số 3
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo loạt nhiệm vụ cụ thể để khôi phục sản xuất kinh doanh sau mưa bão như: cho vay, miễn giảm thuế, lệ phí, cắt giảm thủ tục hành chính... nhằm phục hồi sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ, sạt lở đất.
Đừng bỏ lỡ
Lần đầu có trại sáng tác điêu khắc truyền thống người dân tộc Cơ tu ở TT- Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO