Nhiều công dân ''hiến kế'' chống dịch cho Hà Nội

Linh Phạm| 04/09/2021 12:55

Chính thức triển khai các kênh tiếp nhận ý kiến, phản ánh, kiến nghị qua điện thoại, Zalo, email từ ngày 22/7/2021, đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tiếp nhận gần 20 nghìn phản ánh về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố. Đáng chú ý, nhiều ý kiến đóng góp, “hiến kế” những giải pháp cho công tác phòng, chống dịch đã được chuyển đến lãnh đạo Thành phố Hà Nội.

Siết chặt việc cấp giấy đi đường

Kiến nghị Thành phố cần tăng cường kiểm soát, siết chặt quản lý người ra đường không có lý do chính đáng, công dân có địa chỉ email trung...@gmail.com cho rằng Thành phố cần yêu cầu tất cả người có giấy đi đường phải có cả giấy xét nghiệm PCR âm tính, kể cả người đi xe máy, từ đó ngăn ngừa nguy cơ các F0 ra đường làm lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, Thành phố cũng cần có quy chế đối với các vùng “đỏ, cam, vàng, xanh”, dân từ các vùng xanh mà di chuyển đến các vùng đỏ, vùng cam thì khi về cũng phải cách ly tại nhà từ 7-14 ngày.

Cùng vấn đề này, công dân có số điện thoại 091...265 kiến nghị để phòng chống các trường hợp bằng giấy đi đường khống, Thành phố yêu cầu các doanh nghiệp đã được quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 tích hợp với mã vạch cá nhân, tích hợp được thì mới đúng là người của doanh nghiệp cần đi đường.

Công dân có địa chỉ email ninh...@gmail.com cho rằng sau hơn 1 tháng giãn cách xã hội, Hà Nội vẫn có số ca mắc Covid-19 cao, vẫn phát sinh một số ổ dịch mới, điều này cho thấy việc thực hiện giãn cách xã hội ở một số nơi chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao, do vậy Thành phố cần siết chặt giãn cách, đặc biệt là kiểm soát thật chặt việc cấp giấy đi đường cũng như các trường hợp người dân ra đường.Hơn nữa, vẫn còn tình trạng một số người dân tụ tập, tập thể dục, không đeo khẩu trang, sử dụng giấy đi đường giả, chống đối người thi hành công vụ... nên cần phải xử lý thật nghiêm. Đồng thời, chấn chỉnh quản lý tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch, tránh hình thức; siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương trong công tác phòng, chống dịch...

Kịp thời hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Cũng theo phản ánh của công dân, sau hơn 1 tháng giãn cách xã hội, những người lao động, đặc biệt là lao động ngoại tỉnh phải thuê trọ tại Hà Nội hiện đang rất khó khăn, Thành phố cần kịp thời rà soát, hỗ trợ để họ yên tâm, đồng hành cùng với Thành phố trong công tác phòng, chống dịch.

Một Việt kiều hiện đang sinh sống tại nước ngoài có tên T.Đ.V góp ý với thành phố Hà Nội trong công tác phòng, chống dịch, đó là tăng cường bảo vệ nhóm nguy cơ (người già, người có bệnh lý nền) bằng các biện pháp như cách ly và đẩy mạnh tiêm vắc xin cho nhóm này để thông qua đó giảm thiểu nguy cơ tử vong, bảo vệ thành quả phòng, chống dịch.

Góp ý về một vấn đề được nhiều người dân quan tâm trong giai đoạn hiện nay, công dân có địa chỉ email thanh...@gmail.com phản ánh hiện nay nhiều gia đình có con đang mắc kẹt ở quê, không được trở về Thành phố, trong khi năm học mới sắp đến, ở quê không có điều kiện học online. Chính vì thế, Thành phố nên cho phép các gia đình này có 1 người xét nghiệm PCR âm tính được phép về quê đón con, đi và về trong ngày, có lộ trình rõ ràng, khi lên cũng tiếp tục test Covid-19.

Nhiều kiến nghị, phản ánh được Thành phố tiếp thu, giải quyết

Những ý kiến góp ý của công dân đã được Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo kịp thời để khắc phục những bất cập trong công tác phòng, chống dịch. Đơn cử như để siết chặt việc cấp, sử dụng giấy đi đường, ngày 27/8 vừa qua, UBND Thành phố đã có Công văn số 2801/UBND-NC yêu cầu Công an Thành phố siết chặt kiểm soát tại 23 chốt vào Thành phố kể cả xe công vụ, xe cứu thương, xe luồng xanh; kiểm soát chặt chẽ việc cấp và sử dụng giấy đi đường; kiểm soát hiệu quả việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển...); hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác định các dấu hiệu nhận diện đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, tổ chức khi tham gia lưu thông...

Thành phố cũng đặc biệt quan tâm tới các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Nhằm kịp thời hỗ trợ những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, HĐND Thành phố đã ban hành 2 Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết số 15/NQ-HĐND, ngày 13/8/2021 hỗ trợ 10 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa được quy định tại nghị quyết số 68 của Chính phủ. Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cũng triển khai Đề án và Fanpage “Đoàn kết chống dịch”, công khai số điện thoại của MTTQ của 30 quận, huyện, thị xã để hỗ trợ nhanh nhất cho những người đang khó khăn, thông qua đó đã có hàng nghìn người được hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh các ý kiến góp ý của công dân, Sở Thông tin và Truyền thông cũng tổng hợp hàng nghìn phản ánh liên quan đến những trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch để gửi đến UBND các quận, huyện, thị xã kịp thời kiểm tra, xử lý. Qua đó nhiều việc đã được các cấp, các ngành xử lý ngay, tạo được dư luận tốt và niềm tin trong nhân dân./.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nhiều công dân ''hiến kế'' chống dịch cho Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO