Ở Việt Nam thời xưa, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị (772 - 816, đời Đường) từng được một số người dịch ra Nôm. Ví dụ, trong thi tập của Phạm Nguyễn Du (1739 - 1788) Thạch Động tiên sinh thi tập, có chép một bản Quốc âm diễn Tỳ bà hành. Hoặc bản dịch Tỳ bà hành của Phan Văn Ái (1850 - ?)... Nhưng bản dịch nổi tiếng, quen thuộc nhất từ trước tới nay vẫn là bản được ghi nhận là của Phan Huy Vịnh. Thực ra, đó là một nhầm lẫn cần được làm sáng tỏ để trả lại cho văn học sử đúng tên tuổi nhà dịch thuật ưu tú kia.
Dòng họ Phan Huy vốn ở xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Nghệ An đến đời Phan Huy Cận (1722 - 1789) thân sinh ra Phan Huy Ích (1751 - 1822), dời tới xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), rồi nhập tịch ở đấy.
Chùa Thổ Khối nằm trên một thế đất cao, quay hướng tây, thuộc phường Thổ Khối, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội (trước đây là xã Thổ Khối, huyện Gia Lâm). Chùa còn có tên chữ là Sùng Phúc tự.
Chùa Hiệp Thuận có tên chữ là Đại Bi tự, tên nôm là chùa Bà Tề, thuộc thôn Hiệp Thuận, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km về phía tây.