Lễ vật trong lễ hội Thăng Long - Hà Nội

HNM| 22/02/2022 09:24

Hằng năm, sau Tết Nguyên đán ít ngày, từ thành thị đến khắp các làng quê đều mở hội xuân. Trong hội có rước xách, các trò chơi như đấu vật, đánh gậy, vật cầu, đánh cờ... Như tên gọi, trong các hội làng, hội vùng bao giờ cũng có phần lễ và phần hội. Mở đầu phần lễ, các chức sắc ở làng đều tổ chức tế thần rất trọng thể. Lễ vật dâng lên đức Thành hoàng, các vị tổ nghề đều do người dân địa phương làm ra, có đủ các của ngon vật lạ được chế biến cầu kỳ, tinh tế.

Lễ vật trong lễ hội Thăng Long - Hà Nội
Sản xuất Bỏng Chủ phục vụ lễ hội Cổ Loa (Đông Anh).

Người Kẻ Chủ (tên Nôm của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh) từ thời Thục An Dương Vương đã làm ra một loại bỏng ngon. Nguyên liệu làm bỏng là nếp cái hoa vàng. Thóc được rang trong cái chảo lớn, đáy chảo tráng lớp mỡ lợn để thóc đỡ bị cháy mà lại nhanh nổ bỏng.

Khi thóc nổ hết đem xảy hết vỏ trấu rồi trộn với một ít lạc rang và nước mật. Mật trộn bỏng mua ở vùng Mai Lĩnh, huyện Chương Mỹ. Bỏng làm xong được đổ vào khuôn hình chữ nhật cỡ nửa bàn tay. Bỏng Chủ có hương vị thanh cao, tương truyền do người dân Cổ Loa làm ra để cung cấp cho quân lính. Vì thế, từ xưa đã thành lệ, tại đền Cổ Loa, vào ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng hằng năm dân làng có lễ dâng Bỏng Chủ lên ban thờ An Dương Vương. Đến ngày giã hội, bỏng được phát cho phụ lão, chức sắc và dân làng, mọi người đều coi đó là niềm vinh hạnh lớn.

Đình làng Thọ Am, xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì) thờ Nguyễn Phục. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1453 đời Lê Nhân Tông. Trong một lần đi sứ ông học được nghề trồng dâu chăn tằm rồi về truyền dạy cho dân làng, khi mất được tôn làm Thành hoàng làng. Tưởng nhớ vị tổ nghề, trong lễ hội đầu xuân, ngoài hương hoa, trầu rượu bao giờ cũng có món chè kho.

Theo lệ làng, phần tế có ba “vấn”. Mỗi vấn lễ có ba cỗ chay, mỗi cỗ có 5 bát chè kho. Nguyên liệu chính để nấu chè kho là đậu xanh và mật mía. Đậu xanh chọn hạt đều, ngâm nước đến khi mềm thì đổ ra hong khô, sau đó cho vào chảo rang. Để đậu chín đều, phải đun nhỏ lửa và đảo luôn tay. Rang đến khi lấy tay bóp nhẹ, vỏ đậu bong ra là được. Rang xong mẻ nào lại đổ vào thúng lót vỉ buồm để giữ độ nóng. Đậu rang xong ngâm nước nóng một đêm, sáng hôm sau đổ ra cái rá to, dùng tay xoa đều cho bong vỏ, đến khi cả rá đậu đều là các múi đậu vỡ đôi, lộ màu vàng óng. Công đoạn cuối là cho một ít nước vào nồi đồng đun sôi rồi cho mật mía vào, dùng đũa khuấy đều trong khoảng hai giờ, khi nào mật đặc quánh thì cho đậu vào, dùng đũa cả “đánh” luôn tay để khỏi bén nồi, đến khi nhấc đũa cả lên thấy các múi đậu kết chặt với nhau, bám chặt lấy đũa là được.

Chè nấu xong đong vào 15 cái bát to. Các bát chè được đặt vào mâm xà sơn son, do trai đinh của giáp đương trực khiêng ra đình. Có năm làng cử đội bát âm với cờ, tàn, lọng rước cỗ chè kho. Tế lễ xong, cứ 4 bàn đặt 1 bát chè. Khi ăn, dùng dao thái thành từng thỏi vuông to như ngón tay. Nếu được chế biến đúng cách chè càng để được lâu. Có năm tế cả tuần, đến khi thụ lộc chè cũng chỉ hơi khô và rắn lại.

Lễ vật trong lễ hội Thăng Long - Hà Nội

Làng Kim Lan (huyện Gia Lâm) vào dịp cuối xuân có lễ cầu mát. Sau lễ rước văn, các giáp rước lợn sống ra đình dự thi. Để có lợn đua tài, từ 12 tháng trước đó người đăng cai ở 26 giáp đã nuôi lợn thi rất công phu. Lợn nuôi tế thần được gọi là “ông Ỉ”. Hằng ngày, đến bữa chủ nhà mang cơm đến trước “ông” cung kính: “Mời ông Ỉ dậy xơi cơm!”.

Ngoài cơm, “ông Ỉ” còn được bồi dưỡng xôi, cơm nắm, chuối tiêu. Mùa hè có muỗi thì phải mắc màn, người nhà phải thay nhau quạt để “ông” được mát. Gần đến ngày thi, “ông Ỉ” béo tròn. Ban Giám khảo đến từng nhà xem xét, những “ông” lông đen mượt, đẹp mã, to và nặng cân được làng cử phường bát âm đến rước ra đình. Những “ông” quá to, người ta đào một cái hố vừa cái cũi tre, đặt ngang chỗ ông nằm rồi nhẹ nhàng lùa ông sang để các trai đinh khiêng ra đình. Trong 26 “ông” lợn thi, làng chọn 8 “ông” đẹp nhất trao từ giải nhất đến giải tám. Giải là 1 bao thuốc lá, 5 đồng, 10 quả cau và 1 vuông vải đỏ.

Sáng hôm sau, cả 26 con lợn thi đều được đưa ra mổ thịt rồi đặt trên chõng tre, trang trí đẹp mắt. 8 con lợn to, trình bày đẹp thì đoạt giải. 4 con thờ ở đình, 4 con tiếp theo thờ ở hai bên giải vũ. Số còn lại đem lễ ở chùa Lựa, chùa Tân, chùa Âm Hồn, Cầu Vật và Đỗi Bệ thờ thần Thổ Kỳ. Sau một tuần tế ở đình, các giáp mới đem lợn về pha thịt chia cho các suất đinh. Hội thi lợn khuyến nông ở làng Kim Lan diễn ra lần cuối đã gần 80 năm.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Lễ vật trong lễ hội Thăng Long - Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO