Chuyển động Hà Nội

Cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Quỳnh Chi 20:35 11/12/2024

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, thời gian tới, chính quyền Thành phố sẽ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó có việc cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đã được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đặt ra tại Nghị quyết 09-NQ/TU, Chương trình 06-CTr/TU.

Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, đồng chí Hà Minh Hải đã thay mặt UBND Thành phố phát biểu giải trình và tiếp thu ý kiến thảo luận về các nội dung trình HĐND Thành phố tại kỳ họp. Trong thảo luận tại tổ trước đó đã có 40 lượt đại biểu phát biểu, thể hiện trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu HĐND Thành phố.

a-ha-minh-hai.jpeg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu tại Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố khóa XVI.

Tổng quan, các đại biểu đều thống nhất đánh giá với sự tập trung, đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện, sự nỗ lực, đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự tin tưởng, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Bức tranh kinh tế - xã hội của Thành phố trong năm 2024 có những điểm sáng nổi bật. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu, tiếp thu và bổ sung làm rõ thêm một số nội dung để năm 2025 Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu hơn nữa, để Hà Nội cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Về nội dung các đại biểu đề nghị làm một số nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 còn chưa có giải pháp triển khai cụ thể, đồng chí Hà Minh Hải cho biết, nguyên nhân bởi các nội dung triển khai thực hiện theo Kế hoạch còn chưa đảm bảo tiến độ và rõ nét.

Công nghiệp văn hóa phát triển trong 12 lĩnh vực lại do nhiều bộ, ngành quản lý, chồng chéo, thiếu sự phối hợp, liên kết đồng bộ, hiệu quả, liên ngành giữa các lĩnh vực khác nhau, có liên quan vì vậy bảo đảm để phát triển từng lĩnh vực công nghiệp văn hóa cần có sự phối hợp và hướng dẫn cụ thể giữa các bộ, ngành, đơn vị. Việc nhận thức và đổi mới tư duy phát triển đối với các ngành công nghiệp văn hóa trong tình hình mới cần thời gian để tiếp cận đầy đủ và tổng thể.

cnvh.jpeg
Hà Nội sẽ cụ thể hóa việc triển khai Luật Thủ đô 2024 trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

“Giải pháp khắc phục, đó là UBND Thành phố tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách trong một số lĩnh vực nghệ thuật, di sản nhằm thu hút các chủ thể tham gia phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (Doanh nghiệp, tổ chức, doanh nhân, trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân… và nhân dân), tạo các điều kiện, khuyến khích những cách nhìn mới, tư duy mới về công nghiệp văn hóa để động viên cao nhất đối với lực lượng lao động sáng tạo văn hóa nhằm tạo ra những giá trị văn hóa mới”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, sẽ phát huy vai trò, hiệu quả của Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo của Thành phố, thời gian tới Thành phố tiếp tục tổ chức các hội thảo khoa học về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa (BID) để cụ thể hóa việc triển khai Luật Thủ đô 2024 trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Đối với 1 nhiệm vụ trong Chương trình 06-Ctr/TU của Thành ủy về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 chưa hoàn thành so với kế hoạch (Kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trên nền tảng kỹ thuật công nghệ 4.0), theo đồng chí Hà Minh Hải, cơ sở dữ liệu di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội yêu cầu phạm vi lớn, do đó với tính chất phức tạp, khối lượng lớn, việc xây dựng kế hoạch cần thời gian nghiên cứu sâu. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch trình UBND Thành phố. Hiện một số dữ liệu di sản do một số đơn vị quản lý như Văn Miếu, Ban Quản lý di tích danh thắng đã được số hóa hoàn chỉnh.

Giải trình, làm rõ thêm về công tác quản lý về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng còn khó khăn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, cho biết, một số diễn viên, diễn viên ca, nhạc công thuộc biên chế của các Nhà hát đã có tuổi nghề cao, với đặc thù là biểu diễn nghệ thuật nên số cán bộ này khó tham gia biểu diễn nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu.

nha-hat-cheo-hn.jpg
Các nghệ sỹ Nhà hát Chèo Hà Nội trong vở diễn “Tấm Cám ” ( Tác gIả Lưu Quang Thuận; Đạo diễn NSND Phan Hồ).

Vì vậy, các Nhà hát thường phải sử dụng nhiều diễn viên hợp đồng để thực hiện các chương trình biểu diễn dẫn đến kinh phí thanh toán lương cho lao động hợp đồng của các Nhà hát chiếm nhiều kinh phí trong nguồn chi thường xuyên. Một số Nhà hát chưa có rạp và công trình phụ trợ đủ tiêu chuẩn biểu diễn để chủ động tổ chức biểu diễn phát triển nguồn thu tại chỗ, chủ yếu nguồn thu biểu diễn mới chỉ là hợp đồng với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước khác nên kinh phí thu được chỉ đủ bồi dưỡng cho diễn viên trực tiếp tham gia tập luyện, biểu diễn và thanh toán cho các chi phí trực tiếp phục vụ cho buổi biểu diễn, lợi nhuận ít, chưa đủ để bù đắp chi phí thường xuyên.

Nguyên nhân bởi các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật hầu hết đều là loại hình nghệ thuật truyền thống, khó thu hút người nghe dẫn đến việc tổ chức biểu diễn có thu phí chưa hiệu quả. Cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng tài sản công trong thời gian qua còn nhiều bất cập, các đơn vị đều gặp khó khăn chung.

UBND Thành phố đưa ra giải pháp: triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, Thành phố tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi cho những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật. Đồng thời triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 28/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 của HĐND Thành phố ban hành quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; tạo điều kiện để các đơn vị quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công và tăng cường nguồn thu cho các đơn vị không chỉ trong khối nghệ thuật mà cả các đơn vị sự nghiệp nói chung trên địa bàn Thành phố./.

Để tháo gỡ các điểm nghẽn, các tồn tại hạn chế được chỉ ra trong năm 2024, đồng chí Hà Minh Hải, Thành phố xác định 7 nhóm nhiệm vụ. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện quan điểm xuyên suốt “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ” và là trung tâm của mọi chính sách.

Hà Nội cũng tiếp tục quán triệt và thực hiện công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, minh bạch, chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại.

Về chống lãng phí, Thành phố Hà Nội tập trung quản lý tài chính ngân sách hiệu quả; tối ưu hóa quản lý tài sản công; nâng cao hiệu quả đầu tư công; nâng cao ý thức và trách nhiệm trong quản lý nhà nước; thúc đẩy xã hội hóa và hợp tác công tư, tăng cường sử dụng các nguồn lực tự nhiên và tài nguyên...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Hội Điện ảnh Hà Nội: Nhiều hoạt động ghi dấn ấn trong năm 2024
    Sáng ngày 11/12, Hội Điện ảnh Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
Đừng bỏ lỡ
Cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO