Lý luận - phê bình

“Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam

Lời bình của nhà thơ Quốc Toản 15:32 11/12/2024

“Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.

5855_giengque5.jpg

Cây đa, bến nước, sân đình
Con đường gạch lát nối tình xóm thôn
Bếp nhà khói ấm chiều buông
Đêm thanh diều sáo trăng luồn bóng cau
Những ngày bão táp bờ lau
Ầm ào lối ngõ gọi nhau chống,
Người đi làng xóm trông theo
Người về nhộn nhịp quê nghèo mừng vui
Qua bao đói rét dập vùi
Lá lành lá rách ngọt bùi cháo rau
Làng nghèo tình nghĩa trước sau
Buồn vui san sẻ miếng trầu đón đưa
Làng xưa ngõ vắng giậu thưa
Lời ăn ý ở lựa vừa lòng nhau
Những năm bom đạn thương đau
Chung lưng chống giặc chụm đầu chở che
Đình thiêng trống giục hội hè
Câu ca xanh mướt lũy tre cổng làng
Sớm chiều tiếng trẻ học vang
Thầy cho con chữ cả làng cậy trông
Quanh năm bán mặt cho đồng
Đợi ngày tốt vụ trĩu bông mùa vàng
Tôi từ làng ấy tha hương
Đi qua chớp bể mưa nguồn bão giông
Hồn làng đẫm máu cha ông
Tôi mang theo sưởi ấm lòng ly quê.
Tha phương kiếp trọn ngày về
Làng xưa xóm cũ sông quê nơi nào
Lòng thầm nhớ mẹ nao nao
Nằm nghe tiếng gió chênh chao gọi mùa

(Tác giả Nguyễn Địch Long)

“Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”. Chỉ hai câu thơ, tác giả đã vẽ lên một bức tranh với những biểu tượng không thể thiếu trong làng quê, đã tạo nên hồn Việt. Cây đa, bến nước, sân đình là những hình ảnh gần gũi, thân thương, gắn bó với ký ức tuổi thơ của tác giả và của nhiều người con xa quê. Đó là biểu tượng cho cội nguồn, cho sự bền vững về văn hóa. Con đường gạch lát không chỉ là con đường dẫn người đi xa trở về mà còn là sự kết nối tình làng, nghĩa xóm.

Cũng phải nói thêm, cách đây chưa lâu, nhà thơ Nguyễn Địch Long đã cho ra mắt cuốn tự truyện “Năm tháng cuộc đời”. Điều mà bạn đọc dễ nhận thấy ở Nguyễn Địch Long đó là tình yêu quê hương, yêu mái ấm gia đình hơn bao giờ hết. Đọc “Năm tháng cuộc đời”, tôi thêm hiểu và đồng cảm cùng nhà thơ Nguyễn Địch Long. Ông luôn nâng niu trân trọng cuộc đời này. Ông bày tỏ lòng tri ân người mẹ, tri ân người vợ tảo tần chung thủy, cả cuộc đời hy sinh cho chồng con. Mỗi khi có dịp về quê, ông luôn cảm thấy thật ấm áp và yên bình: “Bếp nhà khói ấm chiều buông/ Đêm thanh diều sáo trăng luồn bóng cau”.

Những năm tháng chiến tranh khó khăn gian khổ người dân quê luôn đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi: “Những ngày bão táp bờ lau/ Ầm ào lối ngõ gọi nhau chống, trèo”, “Làng nghèo tình nghĩa trước sau/ Buồn vui san sẻ miếng trầu đón đưa”... Tình cảm quê hương được Nguyễn Địch Long thể hiện rõ nét qua những câu thơ đậm chất nhân văn. Dù làng nghèo nhưng tình người không nghèo. Người dân quê luôn sống với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, tạo nên một cộng đồng gắn kết. Những ký ức về một thời chiến tranh đầy đau thương mất mát nhưng cũng đầy tự hào: “Những năm bom đạn thương đau/ Chung lưng chống giặc chụm đầu chở che”. Hai câu thơ khắc họa một thời kỳ lịch sử khốc liệt nhưng cũng cho thấy sức mạnh đoàn kết của dân làng trong việc bảo vệ quê hương. Giữa mưa bom bão đạn, người quê càng thể hiện tinh thần bất khuất và tình yêu quê hương mãnh liệt. Chiến tranh qua đi, đất nước thống nhất, tiếng trống hội làng lại được vang lên, câu ca xanh cùng thôn xóm, trẻ thơ đến trường, mùa vàng thêm trĩu bông… Đó là niềm hy vọng tương lai tốt đẹp hơn của dân làng.

Nhà thơ dừng chân để đón nhận cảm giác bất ngờ và xúc động khi nhận ra quê hương đã thay đổi ít nhiều sau nhiều năm xa cách. Những con đường, ngôi nhà, cảnh vật có thể không còn như xưa nhưng tình cảm và những kỷ niệm thì vẫn còn mãi.

Nguyễn Địch Long trở về làng mà bồi hồi xúc động. “Ngày về” đã trở thành nỗi khát vọng và luôn hiện hữu trong tâm hồn của người con xa xứ. Đọc thơ ông tôi lại nhớ năm tháng cuộc đời đầy nước mắt mà ông đã trải qua:

Tôi từ làng ấy tha hương
Đi qua chớp bể mưa nguồn bão giông
Hồn làng đẫm máu cha ông
Tôi mang theo sưởi ấm lòng ly quê.

Đây chính là nỗi day dứt của tác giả khi phải rời xa quê hương. Dù đi qua bao khó khăn gian khổ, thậm chí có những giai đoạn đầy đắng cay nước mắt, nhưng tình yêu quê hương vẫn đầy lòng trắc ẩn. “Hồn làng đẫm máu cha ông” không chỉ là ký ức đau thương mà còn là nguồn động lực, là sức mạnh giúp Nguyễn Địch Long vượt qua mọi thử thách. Làng là máu thịt. Làng là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn nhà thơ.

Trong bài thơ, tác giả cũng không khỏi tiếc nuối những giá trị văn hóa đã làm nên hồn cốt của làng đang dần mai một: “Tha phương kiếp trọn ngày về/ Làng xưa xóm cũ sông quê nơi nào”. Quá trình đô thị hóa đã khiến cho làng quê xưa thay đổi đáng kể, xóm thôn thành phường phố. Làng quê tác giả cũng không ngoại lệ và đó cũng là điều ông luôn trăn trở.

Ở cuối bài thơ, nỗi nhớ quê hương càng trở nên day dứt, khắc khoải. Trong lời kết của “Ngày về”, ông nhắc nhớ đến người mẹ tảo tần đã nuôi mình khôn lớn. Tình mẹ và hình ảnh quê hương đã hòa làm một. Quê hương là mẹ. Mẹ là Tổ quốc, là quê hương, trở thành nỗi nhớ và gắn bó không thể tách rời. Tiếng gió gọi mùa cũng là tiếng lòng của tác giả. Nó nhắc nhở mỗi người dù đi đâu, làm gì, cũng phải luôn nhớ về nguồn cội: “Lòng thầm nhớ mẹ nao nao/ Nằm nghe tiếng gió chênh chao gọi mùa.”

Có thể nói, “Ngày về” của nhà thơ Nguyễn Địch Long như một bức tranh quê, một lời ru với những hình ảnh chân thực, giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam. Qua những vần thơ lục bát dung dị, dễ đi vào lòng người, bạn đọc dễ dàng cảm nhận tình cảm sâu nặng của tác giả với làng quê, nơi ông sinh ra và lớn lên; nơi chất chứa đầy ắp những kỷ niệm vui buồn mà mỗi khi có dịp trở về, trong ông vẫn vẹn nguyên sự bồi hồi xúc động. Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp bình dị của làng quê, bài thơ mà còn là lời tri ân, là sự tôn vinh những giá trị truyền thống và tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân quê. Với những ý nghĩa sâu sắc ấy, tôi tin “Ngày về” sẽ neo trong lòng bạn đọc những cảm xúc khó quên./.

Bài liên quan
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
(0) Bình luận
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
  • Thức quà ấm đêm đông
    Hà Nội đã vào đông! Trong tiết trời giá rét, người ta lại thèm vô cùng cái cảm giác ngồi co ro bên bếp lửa hồng, hít căng lồng ngực hương thơm hấp dẫn của những mẻ ngô khoai nướng dở. Bàn tay lạnh cóng dần được sưởi ấm, da dẻ căng khô vì lửa nóng nhưng miệng vẫn xuýt xoa để nhấm nháp từng miếng ngô khoai thơm ngon.
  • Phát huy giá trị di sản Huế đúng với tiềm năng và lợi thế, hình hài kinh đô xưa dần được tái hiện
    Nhiều thành tựu đã đạt được trong năm 2024 của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mang tính đột phá và có thể khẳng định hình hài kinh đô xưa đã được tái hiện, giá trị di sản Huế phát huy đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
  • Báo chí luôn đồng hành trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”
    Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, sáng 10/1, Thành ủy – Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội. Đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố và đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chủ trì buổi gặp mặt.
  • [Podcast] Hà Nội – Những con phố nao nao nỗi nhớ
    Nhắc tới phố cổ Hà Nội, không ai không biết tới địa danh 36 phố phường. Mỗi con phố lưu giữ những nét đặc trưng của đất kinh kỳ, những ký ức về lịch sử, con người và đất nước. Trải qua bao thăng trầm, những con phố ấy vẫn còn tồn tại vẹn nguyên đến tận bây giờ, ta vẫn nao nao và xốn xang khi câu hát “Người Hà Nội” của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi vang lên: Quanh co chen quanh rộn ràng Đồng Xuân, Xanh tươi bát ngát Tây Hồ, Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai… Trong chuyên mục “Chuyện người Hà Nội” hô
  • Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài trở lại với dự án Phim trường số
    Một bộ phim điện ảnh 3D đặc sắc mang tên “Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội” sẽ ra mắt vào mùa hè năm 2025, hứa hẹn là món ăn tinh thần hấp dẫn với công chúng yêu điện ảnh...
  • Hà Nội công bố đường dây nóng phản ánh vi phạm lễ hội năm 2025
    Thành phố yêu cầu 100% di tích và lễ hội năm 2025 phải đạt tiêu chí "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn - Tiết kiệm". Các địa phương phải công bố số điện thoại đường dây nóng và báo cáo về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Đường dây nóng cấp thành phố là 0965404557.
  • Xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường
    Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH - UBND về việc tổ chức thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025
“Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO