Lý luận - phê bình

Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá

Hoàng Hà 17:59 25/11/2024

Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.

1anh-3.jpg
Tác phẩm “Người hát dân ca” của danh họa Nguyễn Phan Chánh vào top tranh Việt đắt giá nhất mọi thời đại.

Tranh Việt liên tục đạt tầm cao mới

Trong phiên đấu giá Arts d’Asie của Sotheby’s diễn ra mới đây, bức sơn dầu “Les Chanteuses de Campagne” (Người hát dân ca) của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã được gõ búa với mức giá 1.02 triệu EUR (tương đương 1,09 triệu USD, tức hơn 27 tỷ đồng gồm thuế phí). Đây là bức tranh có giá triệu USD đầu tiên của thị trường nghệ thuật Việt Nam năm 2024.

Với mức giá này, “Người hát dân ca” lọt vào danh sách 20 tranh Việt đắt giá nhất mọi thời đại, bên cạnh các tác phẩm khác của Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Quốc Lộc, Phạm Hậu, Tô Ngọc Vân và Vũ Cao Đàm. Đây cũng là tác phẩm thứ hai của Nguyễn Phan Chánh đạt mốc triệu đô, sau bức tranh lụa “Les Couturières” (Những cô thợ may) được gõ búa 1.39 triệu USD năm 2020.

Có thể thấy, ngày càng nhiều tác phẩm của danh họa Việt Nam đạt được mức giá kỷ lục, khẳng định giá trị và vị thế của mỹ thuật Việt Nam. Theo thống kê, những danh họa Việt Nam có nhiều tranh trị giá triệu USD còn có các họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ. Cho đến nay, kỷ lục đấu giá của tranh Việt thuộc về bức “Chân dung cô Phương” của danh họa Mai Trung Thứ. Bức tranh được bán với giá 3,1 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s Hong Kong vào tháng 4/2021 - mức giá cao nhất từ trước đến nay cho một tác phẩm nghệ thuật Việt Nam. Họa sĩ Lê Phổ giữ ngôi á quân, khi bức tranh lụa “Gia đình trong vườn” của ông được bán với mức giá gần 2,4 triệu USD vào năm 2023.

anh-2.jpg
Triển lãm trong khuôn khổ phiên đấu giá trực tuyến song song hai đầu Pháp - Việt của hãng đấu giá Millon vào tháng 4/2024.

Trước những mốc giá gõ búa của tranh Việt liên tục đạt tầm cao mới, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi lạc quan với triển vọng phục hồi thị trường sau một thời gian giao dịch có phần lắng lại trước ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế chung của thế giới. Điều này cho thấy rằng thị trường tranh, nhất là tranh Đông Dương vẫn còn có giá trị, và hứa hẹn sẽ trở lại sôi động trong một thời gian ngắn.

Nhiều tiềm năng, sức hút lớn

Năm 2010, nhà đấu giá Sotheby’s đưa nhiều các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam lên sàn đấu giá quốc tế, từ đó cho đến nay, ngày càng nhiều tác phẩm được đấu giá công khai và được quan tâm mạnh mẽ.

Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và sở hữu tranh châu Á ngày càng tăng, các nhà đấu giá danh tiếng như Sotheby’s và Christie’s đã mở rộng chi nhánh tại các địa điểm chiến lược tại châu Á như Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore. Việc này không chỉ giúp họ dễ dàng tiếp cận nguồn cung tranh châu Á mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sưu tập quốc tế trong việc di chuyển và tham gia đấu giá. Nhằm đến gần hơn với thị trường Việt Nam, vừa qua nhà đấu giá Sotheby’s cũng đã tổ chức các triển lãm về nghệ thuật Đông Dương như triển lãm “Mộng viễn đông”, “Hồn xưa bến lạ”…

anh-1-tac-pham-tinh-mau-tu-le-pho.jpg
Tác phẩm “Tình mẫu tử” của họa sĩ Lê Phổ vừa được bán với giá 520.000 EUR (tương đương 14,3 tỷ đồng). Ảnh: Viet Art View.

Bên cạnh những cái tên quen thuộc như Sotheby’s và Christie’s, thị trường đấu giá tranh còn ghi nhận sự xuất hiện của nhiều nhà đấu giá uy tín khác như Aguttes, Lynda Trouvé, Asium, Millon... với các phiên đấu giá chuyên biệt dành cho dòng tranh Đông Dương. Điều này cho thấy sức hút không nhỏ của tranh Việt Nam đối với giới sưu tập và đầu tư quốc tế.

Chia sẻ khi đến Việt Nam mới đây, Chủ tịch hãng đấu giá Millon, Pháp - ông Alexandre Millon cho biết: “Gần 7 năm qua, Millon đã tổ chức đấu giá dành riêng cho nghệ thuật Việt Nam tại Paris. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy khoảng 80% người mua là nhà sưu tập Việt Nam, trong khi hầu hết người bán là người châu Âu. Hầu hết các đồ vật và tác phẩm nghệ thuật đã lưu hành trước đây đều quay trở lại làm phong phú thêm các bộ sưu tập của Việt Nam, đặc biệt nhờ các cuộc đấu giá công khai”.

Nhận thấy tiềm năng như vậy, sau nhiều lần nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, hãng Millon đã tiến tới thiết lập văn phòng đại diện tại Hà Nội và có các phiên đấu giá trực tuyến song song hai đầu Pháp - Việt (duplex live). Tiếp nối phiên đấu mở màn vào tháng 4/2024 với nhiều kết quả tích cực, ngày 18/6 vừa qua, trong phiên “Vente Duplex So Unique” - phiên đấu giá duy nhất tác phẩm tranh lụa “Tình mẫu tử” của Lê Phổ đã được nhà đấu giá Millon thực hiện. Bức tranh mực và bột màu trên lụa này đã được gõ búa giá 520.000 EUR (bao gồm thuế phí, tương đương 14,3 tỷ đồng). Phiên đấu đặc biệt này cũng là tiền đề cho phiên đấu giá Duplex Nghệ thuật Việt Nam vào trung tuần tháng 9/2024, gồm nhiều tác phẩm của các danh họa Việt Nam có nhiều thành tựu.

Các phiên đấu giá dành cho nghệ thuật Việt Nam của nhà đấu giá Aguttes cũng thường xuyên diễn ra. Từng giám định và bán đấu giá khoảng 1.000 tác phẩm hội họa, sơn mài và điêu khắc, trong đó có hơn 115 tác phẩm của Mai Trung Thứ, khoảng 150 tác phẩm của Lê Phổ và gần 100 tác phẩm của Vũ Cao Đàm, bà Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia về nghệ thuật hiện đại châu Á cho biết: Từ khoảng mười năm trở lại dây, tác phẩm các nghệ sĩ tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội liên tiếp đạt được các kỷ lục về giá. Theo khảo sát của Aguttes, trong quãng thời gian từ năm 2000-2014, giá tranh của các nghệ sĩ Vũ Cao Đàm, Lê Phổ và Mai Trung Thứ tăng trưởng còn hạn chế. Từ năm 2014 trở đi có sự gia tăng và có mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm về giá bán, lần lượt là 21%, 21% và 26% trong 3 năm 2020, 2021 và 2022. Đến năm 2022 tổng giá trị giao dịch các lô hàng của 3 nghệ sĩ này là hơn 38,3 triệu EUR, so với 4,2 triệu EUR vào năm 2014…

Hướng tới chuyên nghiệp thị trường nghệ thuật

Sự gia tăng giá trị của nghệ thuật Việt Nam trên các sàn đấu giá quốc tế có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố. Theo các chuyên gia, sự phát triển của kinh tế và xã hội tại Việt Nam đã tạo ra một tầng lớp trung lưu mới, có khả năng đầu tư vào nghệ thuật. Bên cạnh đó, sự lan tỏa của văn hóa Việt Nam thông qua các sự kiện quốc tế và kết nối mạnh mẽ hơn với cộng đồng nghệ thuật toàn cầu đã giúp nghệ thuật Việt Nam được biết tới, công nhận rộng rãi hơn.
Một thời gian tham gia đấu giá các tác phẩm nghệ thuật, bà Đỗ Thị Hồng Hạnh - Tổng giám đốc Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt chia sẻ, các phiên đấu giá gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, tính văn minh, chuyên nghiệp trong đấu giá ở Việt Nam chưa cao… Những đơn vị đấu giá khác về nghệ thuật cũng trong tình trạng tương tự, bởi vậy sau một thời gian ra đời, nhiều đơn vị gần như đã ngừng hoạt động ở mảng này.

Vì vậy bà Đỗ Thị Hồng Hạnh kỳ vọng với sự xuất hiện của các nhà đấu giá quốc tế ở Việt Nam, thị trường đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam sẽ dần chuyên nghiệp hơn. Từ đó, tạo hiệu ứng tích cực tới việc sưu tập tác phẩm nghệ thuật trong nước, xu thế đầu tư vào các tác phẩm nghệ thuật sẽ ngày càng được lan tỏa và giá trị của nghệ thuật Việt được nâng tầm.

Trong khi đó, chia sẻ về những tiềm năng về thị trường tranh Việt, nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi khẳng định: Trong tương quan với các nước trong khu vực, mỹ thuật Việt Nam giao thoa đậm nét nghệ thuật dân gian Việt và phong cách tạo hình cổ điển châu Âu. Vì vậy, các tác phẩm nghệ thuật Việt tạo cho mình chỗ đứng đặc biệt trên thị trường quốc tế. Tiềm năng kinh tế, giá trị nghệ thuật Việt trong nước của chúng ta không thiếu, thậm chí lực đã đủ mạnh. Nhiều nhà sưu tập trong nước đang dần quan tâm đến mỹ thuật Việt và khao khát đưa tranh Việt hồi hương.

Theo ông Ngô Kim Khôi, nhiều nhà đấu giá quốc tế quan tâm tới mỹ thuật Việt Nam và mong muốn đặt vấn đề cơ sở giao dịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, cách vận hành thị trường cần đáp ứng những bước căn cơ, chuyên nghiệp, dựa trên khuôn khổ luật pháp, quy định, cơ chế liên quan như thuế, phương thức thanh toán… tạo điều kiện hoạt động đấu giá và thị trường nghệ thuật Việt Nam phát triển lành mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Quà chiều – Thú ăn tao nhã của người Hà Nội
    Hà Nội có nhiều điều khiến người ta yêu và nhớ. Có người yêu Hà Nội vì mùa thu với hương hoa sữa thơm nồng, có người yêu Hà Nội vì mùa hạ cùng những trái sấu chín vàng ươm, cùng những rặng hoa bằng lăng tím ngắt. Có người lại yêu Hà Nội bởi mùa đông - vì đó là mùa của tình yêu, là mùa gọi người ta xích lại gần nhau hơn, mùa của những bàn tay đan cài vào nhau, mùa của những nụ hôn và cái ôm thật chặt. Có người lại yêu Hà Nội để mỗi khi chiều về lân la những khu tập thể cũ, những ngõ nhỏ, phố nhỏ tìm kiếm thức quà chiều mà mình ưa thích nào là cháo sườn, cháo trai, bành giò, bánh gối… Những điều giản dị đó trong nhịp sống hàng ngày của người Hà Nội đôi khi lại là lý do chính để nhiều người đến, yêu và muốn gắn bó với Hà Nội.
  • Trưng bày gần 150 tài liệu, hình ảnh quý giá về 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
    Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu bộ tài liệu lưu trữ quốc gia với chủ đề "80 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam" gồm gần 150 tài liệu và hình ảnh quý giá được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau. Các tài liệu được tuyển chọn từ các phông tài liệu hành chính như Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ...
  • Triển lãm 'Họa Cam Thảnh Cảm' vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin
    Ngày 3/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Area 75 - Art & Auction (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm "Họa Cam Thảnh Cảm". Triển lãm mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
  • Ngày mai 6/12, diễn ra Lễ khai trương Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội
    Sự ra đời của Trung tâm Dữ liệu chính đánh dấu một bước quan trọng trong xây dựng hạ tầng CNTT bảo đảm thành công Chương trình chuyển đổi số toàn diện của Thành phố, là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo của Thủ đô và đất nước...
  • Hà Nội khảo sát cho thuê vỉa hè 123 tuyến phố
    Phí sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện hoặc kinh doanh được xác định theo Nghị quyết số 6 ngày 7/7/2020 của HĐND Thành phố, từ 20.000 - 40.000 đồng/m2/tháng.
Đừng bỏ lỡ
Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO