Văn hóa – Di sản

Lễ hội Điện Huệ Nam và Nghề làm bún Vân Cù là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hà Oai 11/12/2024 20:36

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có các quyết định công nhận Lễ hội Điện Huệ Nam (xã Hương Thọ, TP Huế) và Nghề làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

z5333847336948_199cbfafd10836c6f32a74ef76c9d041-1-.jpg
Hình ảnh Lễ hội Điện Huệ Nam tháng 3 Âm lịch năm 2024.

Ngày 11/12, ông Trần Hữu Thùy Giang – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có các quyết định công bố Lễ hội Điện Huệ Nam và Nghề làm bún Vân Cù (Thừa Thiên Huế) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo đó, Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký, công nhận Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam (xã Hương Thọ, TP Huế) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội Điện Huệ Nam (còn gọi là Lễ hội Điện Hòn Chén) là lễ hội dân gian truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na được cử hành vào tháng ba và tháng bảy Âm lịch hàng năm gắn với di tích Điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát (xã Hương Thọ, TP Huế). Lễ hội Điện Huệ Nam góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.

Lễ hội Điện Huệ Nam được xem là một lễ hội văn hóa dân gian truyền thống mang tính cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô và thu hút rất nhiều các tín đồ, khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế.

Tại Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký, công nhận Nghề thủ công truyền thống Làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề truyền thống sản xuất bún Vân Cù được hình thành cách đây hơn 400 năm và đã khẳng định được thương hiệu, vị thế của mình đối với thị trường tiêu thụ trong và ngoài địa phương. Từ lâu, ngôi làng Vân Cù rất nổi tiếng với sợi bún trắng trong, dai mềm, thơm và hiện nay có hơn 100 hộ tham gia sản xuất bún để cung ứng cho các chợ, nhà hàng, quán ăn... mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Làng Vân Cù ngày nay vẫn gìn giữ và phát huy nghề làm bún truyền thống theo hướng sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Làng nghề bún tươi Vân Cù đã được công nhận là làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 và góp phần bảo tồn di sản văn hóa, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế địa phương.

Trong các quyết định, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể vừa được công bố trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đêm đọc sách với chủ đề Di sản
    Theo thông tin từ Viện Pháp tại Hà Nội, sự kiện Đêm đọc sách sẽ được Viện tổ chức vào ngày 19/1, tại địa chỉ 15 phố Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được công nhận là Bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia. Theo Quyết định, Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia đợt này.
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
  • Bộ kim phẩm đền Nghè được công nhận là bảo vật quốc gia
    Bộ kim phẩm đền Nghè ở Hải Phòng gồm nhiều hiện vật là trang sức như bông tai, lá trầu quả cau, vòng tay, chuỗi 999 hạt... có từ đầu thế kỷ XX được công nhận bảo vật quốc gia.
  • Phong tục và lệ kiêng tên húy ở làng Triều Khúc
    Theo hương phả, làng Triều Khúc trước kia ở khu vực Giếng Liên, bây giờ là Học viện An ninh (C500), sau làng thiên di về nơi ở như hiện nay. Năm 766, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dẫn quân đến đánh thành Tống Bình (Hà Nội), ngài đã đóng quân ở làng Triều Khúc để thao luyện binh sĩ trước khi hạ thành. Đến thời hậu Lê, Vũ Uy đã đem nhiều nghề thủ công mà cụ học được khi đi sứ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Triều Khúc.
  • Hiện thực hóa ước mơ từ cổ phục
    Trong Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 có một show diễn thời trang khiến tất cả công chúng trong và ngoài nước đều đắm mình chiêm ngưỡng. Đó là chương trình “Kế vãng khai lai 2024” - Nhìn lại sử Việt qua trang phục do thương hiệu Vạn Thiên Y thực hiện. Theo đuổi ước mơ bảo tồn di sản, nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga (biệt danh Coco, sinh năm 1988) - người sáng lập thương hiệu này đã cùng với các cộng sự đã quyết liệt, dấn thân vào cổ phục để làm sống lại những nét đẹp của mỹ thuật, văn hóa Việt.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Điện Huệ Nam và Nghề làm bún Vân Cù là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO