Văn hóa – Di sản

Lan tỏa di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế” trong cuộc sống đương đại

Hương Giang 19:17 23/11/2024

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của áo dài trong cuộc sống đương đại.

467777757_873222974981290_1476832465488923040_n.jpg
Văn nghệ chào mừng Lễ đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.

Ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế” tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh Thừa Thiên Huế (41A Hùng Vương, TP Huế).

Áo Ngũ thân, tiền thân của áo dài Việt Nam hiện đại vốn ra đời ở Đàng Trong gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân, là kết quả của sự sáng tạo của cư dân Việt trên con đường Nam tiến và mở rộng cương thổ đất nước về phía Nam. Từ năm 1744, chúa Nguyễn đời thứ 8 ở Đàng Trong là Nguyễn Phúc Khoát đã quyết định chọn loại trang phục áo dài làm thường phục cho toàn thể nhân dân Đàng Trong (từ sông Gianh Quảng Bình đến hết vùng đất miền Nam hiện nay). Đầu thế kỷ XIX, trong thời kỳ đất nước thống nhất Hoàng đế Minh Mạng lại tiếp tục chọn áo Ngũ thân làm trang phục chung cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1837 - 1945 áo Ngũ thân rất phổ biến ở cả hai miền Nam Bắc và được xem là Quốc phục của người Việt.

468203216_873223021647952_5822799733494708340_n.jpg
Đại biểu đến dự Lễ đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.

Trải qua thời gian hơn 300 năm, các thế hệ nghệ nhân xứ Huế đã tích lũy nhiều Tri thức may, mặc áo dài, không chỉ thuần túy là chuyện áo quần mà đặc biệt đã được biểu tượng hóa rõ nét hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội. Bước vào thời kỳ hiện đại, áo dài Huế vẫn được nhiều đối tượng sử dụng và phổ biến nhất là học sinh, sinh viên, viên chức, thanh niên rồi cả đến những lớp người trung niên, cao niên, chị em làm nghề buôn bán nhỏ ở các cửa hiệu, ở ngoài chợ...

Theo ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, thiết kế may đo áo dài vừa là một ngành nghề thủ công lại vừa là một ngành thiết kế sáng tạo đặc biệt tạo nên những sản phẩm ấn tượng và có tính phổ biến rất cao. Ngoài ra, công nghiệp văn hóa áo dài còn tạo điều kiện phát triển các ngành khác như sản xuất hàng lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân và vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Cùng với việc triển khai đề án Huế Kinh đô áo dài Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung khảo sát, nghiên cứu xây dựng hồ sơ về nghề may đo và tập quán sử dụng áo dài đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Sau gần 3 năm nỗ lực, hồ sơ đã được bảo vệ thành công và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL ngày 9/8/2024 chính thức ghi danh di sản “Tri thức May và Mặc áo dài của người Huế”.

467756433_873223018314619_1553811047126291209_n.jpg
Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.

Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của áo dài trong cuộc sống đương đại. Đồng thời, sẽ đề xuất lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép tiến hành việc xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Tri thức may, mặc Áo dài Huế” đệ trình UNESCO xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại trong việc chi trả bảo hiểm trực tuyến
    Prudential chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến. Công nghệ này giúp quy trình chi trả chỉ còn tính bằng phút nhờ rút ngắn thời gian đưa ra quyết định chi trả, từ đó mang lại trải nghiệm nhanh chóng và thuận tiện hơn cho khách hàng.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Lan tỏa di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế” trong cuộc sống đương đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO