Đời sống văn hóa

Festival Mùa thu Huế: Hình tượng “Linh Phụng” trong kiến trúc, trang phục nhà Nguyễn trên tà áo dài Việt Nam

Hà Oai 22/09/2024 10:14

Lễ hội Áo dài Huế 2024 “Linh Phụng” sẽ dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá vẻ đẹp trường tồn của tà áo dài Việt Nam được lấy cảm hứng sáng tạo từ hình tượng chim phụng trong trang trí kiến trúc và trang phục cung đình nhà Nguyễn.

Độc đáo hình ảnh chim Phụng trên tà áo dài Việt Nam

Trong văn hóa Việt, hình tượng Phụng (phượng hoàng) xuất hiện từ rất sớm, một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt. Có người cho rằng, hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên, đó là loài chim thần đang bay lượn trong điệu múa của vũ trụ để vạn vật sinh sôi và hòa hợp.

Hình tượng chim phụng có sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa Việt Nam và trở thành đề tài quen thuộc trong kiến trúc, điêu khắc, trang trí truyền thống của dân tộc. Tại kinh đô Huế, toàn bộ phần kiến trúc gỗ bên trên cổng chính Ngọ Môn của Hoàng thành có tên là lầu Ngũ Phụng, trong đó có một hình ảnh rất đẹp thường gặp trong kiểu trang trí là phụng hoàng đậu trên cây ngô đồng.

z5790261713970_b450c50fcedb50828f332bd3d12f64ca.jpg
Trên cổng Ngọ Môn là lầu Ngũ Phụng.

Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và tiếp tục tôn vinh, khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài hướng đến sự kiện chính trị quan trọng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Lấy cảm hứng từ hình ảnh chim Phụng với biểu tượng của vẻ đẹp cao quý, sự duyên dáng, đức hạnh và hạnh phúc, Lễ hội Áo dài Huế 2024 “Linh Phụng” sẽ dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá vẻ đẹp trường tồn của tà áo dài Việt Nam với nghệ thuật độc đáo bằng ngôn ngữ của thời trang, âm nhạc, vũ khúc kết hợp với những loại hình nghệ thuật khác mang đậm bản sắc Huế… qua ba chương gồm Phụng vũ, Linh phụng, Bách phụng cát tường.

Hoa hậu, người mẫu… trình diễn áo dài ở Nhà hát Sông Hương

Các nhà thiết kế áo dài nổi tiếng trong cả nước đến từ Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh với các bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng sáng tạo từ hình tượng “Phụng” trong trang trí kiến trúc và trang phục cung đình nhà Nguyễn kết hợp với vẻ đẹp trang phục áo dài Việt Nam hiện đại. Gắn với chuyện kể về chim phụng hoàng và biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, sự duyên dáng, đức hạnh và hạnh phúc.

Chương trình Lễ hội Áo dài Huế 2024 “Linh Phụng” được tổ chức tại Nhà hát Sông Hương (số 01 Lê Lợi, TP Huế) vào lúc 19h30 ngày 23/9/2024. Nhà hát Sông Hương là một công trình kiến trúc nổi bật nằm ở TP Huế có thiết kế độc đáo, kết hợp giữa nét hiện đại và truyền thống tạo nên không gian nghệ thuật trang trọng và ấn tượng với sức chứa hơn 1000 chỗ ngồi. Đặc biệt, Nhà hát Sông Hương không chỉ là nơi diễn ra các buổi biểu diễn nghệ thuật mà còn là biểu tượng văn hóa của cố đô, kiến trúc của nhà hát tạo nên sự giao thoa hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên xung quanh và tinh hoa kiến trúc mang đến cho khán giả một trải nghiệm đặc sắc, trở thành một điểm đến lý tưởng cho các chương trình nghệ thuật và sự kiện văn hóa có quy mô.

Tại chương trình, các ca sĩ, vũ công, hoa hậu, người đẹp, người mẫu chuyên nghiệp và không chuyên cùng các diễn viên quần chúng thể hiện kết hợp với tà áo dài Việt Nam lấy từ cảm hứng chim phung của các nhà thiết kế thời trang áo dài nổi tiếng có thương hiệu trong cả nước như Vũ Việt Hà, Quang Huy, Đức VinCie, Hữu Là La, Trần Thiện Khánh, Quang Hoà…

459272368_1134138794770646_5153827036197135801_n.jpg
Lễ hội Áo dài Huế 2024 “Linh Phụng” sẽ diễn ra tại Nhà hát sông Hương.

Lễ hội Áo dài Huế 2024 “Linh Phụng” tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Festival Mùa thu Huế: Hình tượng “Linh Phụng” trong kiến trúc, trang phục nhà Nguyễn trên tà áo dài Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO