Văn hóa – Di sản

Hà Nội có thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

KT 16:42 14/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận lần này, Hà Nội có 2 di sản.

nghe-may-trach-xa-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-165503416.jpg
Nghề thủ công truyền thống Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội là một trong 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận lần này. (Ảnh: FB làng nghề Áo dài Trạch Xá)

2 di sản của Hà Nội được công nhận đợt này gồm: Nghề thủ công truyền thống Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa; Lễ hội truyền thống Hội làng Văn Giang – Nam Dương, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa.

Còn lại 6 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm:

1. Tri thức dân gian Nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

2. Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

3. Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Quang Trung ở Lạch Bạng và Cù Lao Biện (Biện Sơn) phường Hải Thanh và xã Nghi Sơn, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

4. Nghề thủ công truyền thống Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

5. Nghề thủ công truyền thống Nghề thêu - ren Ninh Hải, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

6. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, tỉnh Ninh Bình.

Theo các Quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

Bài liên quan
  • Mãn nhãn với “bữa tiệc” nghệ thuật “Quốc Oai – Khơi nguồn di sản”
    Chương trình nghệ thuật “Quốc Oai – Khơi nguồn di sản” tại Lễ đón Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Chùa Thầy và khai hội Chùa Thầy xuân Giáp Thìn, Tuần Văn hóa – Du lịch – Thương mại huyện Quốc Oai (TP. Hà Nội) 2024 đem tới cho người dân, du khách một “bàn tiệc” nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội có thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO