Văn hóa – Di sản

Lập đồ án Quy hoạch bảo tồn, phát triển làng dệt lụa Vạn Phúc gắn với du lịch

Kim Thoa 10/04/2024 16:43

Đó là một trong những yêu cầu của UBND Thành phố Hà Nội tại Kế hoạch số 111/ KH-UBND về việc Phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2024.

lang-lua-van-phuc-4.jpg

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Trung ương và Thành phố về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố.

Đồng thời huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, Kế hoạch yêu cầu xây dựng "Đề án Tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050"; Ban hành Quy định một số nội dung, mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐCP ngày 12/4/2018 của Chính phủ.

Đặc biệt là xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống” Hà Nội năm 2024 với 15 làng nghề.

Trong các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể Hà Nội yêu cầu, tiếp tục hoàn thiện Phương án phát triển Cụm công nghiệp để phục vụ
công tác lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị;

Thực hiện kế hoạch, đề án, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý nước thải, rác thải, khí thải phù hợp với làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn. Ngăn chặn những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường;

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất của ngành nghề nông thôn. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tại làng nghề tham gia nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới mẫu mã sản phẩm;

Tổ chức truyền nghề, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho làng nghề và phổ biến chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn...

Tăng cường công tác tuyên truyền về làng nghề, ngành nghề nông thôn, đặc biệt trong áp dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề xây dựng website giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề; tổ chức Hội thi, Hội chợ sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024; tổ chức và tham gia Hội chợ giống vật tư, thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề tại các tỉnh, Thành phố trong nước đảm bảo thiết thực, hiệu quả, theo quy định;

Tiếp tục triển khai Kế hoạch phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố;

Đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách ưu đãi về thuế đối với các ngành nghề nông thôn; Tăng cường tuyên truyền về lợi ích và cách thức thực hiện các thủ tục hành chính về thuế qua phương thức điện tử; tăng cường hướng dẫn, hỗ 4 trợ xử lý vướng mắc về chính sách thuế và thực hiện các thủ tục về thuế qua phương thức điện tử.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường làng nghề; phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hợp với làng nghề để khuyến khích phát triển các ngành nghề sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường; Tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường làng nghề, kịp thời xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước.

Thực hiện xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” Hà Nội năm 2024; rà soát thu hồi bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống" Hà Nội; triển khai Chương trình xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ; thực hiện hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn năm 2024; hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho làng nghề và phổ biến chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn năm 2024; tổ chức đoàn công tác đi trao đổi kinh nghiệm và kết nối vùng nguyên liệu cho các làng nghề năm 2024 theo quy định;

Chỉ đạo Ban quản lý đồ án Quy hoạch kiến trúc khẩn trương hoàn thiện các thủ tục và tổ chức lập đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng dệt lụa Vạn Phúc nêu trên, trình UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.

UBND TP yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Du lịch... phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan thực hiện Kế hoạch Phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2024 theo nội dung đã được phê duyệt, đúng quy định pháp luật, đảm bảo hiệu quả, không trùng lặp, đúng mục tiêu đề ra; đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, định kỳ 6 tháng và cả năm báo cáo UBND Thành phố...

Đồng thời tiếp tục thực hiện đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và phân loại các làng nghề giai đoạn 2023-2024 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Văn bản cũng nêu rõ yêu cầu, mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Lập đồ án Quy hoạch bảo tồn, phát triển làng dệt lụa Vạn Phúc gắn với du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO