Chuyển động Hà Nội

Khơi thông, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa Thủ đô

Thụy Phương 23/07/2024 15:19

“Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến nghìn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài”, đó là khẳng định của TS. Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 23/7.

Văn hóa trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

Hà Nội trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; trong đó trung tâm văn hóa là nét đặc trưng và tiêu biểu. Theo Phó Bí thư Thanh ủy Hà Nội, Thành phố luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa, xác định đây vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội.

anh-hoi-thao.jpg
TS. Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Điểm nhấn trong triển khai xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô đó là trong liên tiếp, nhiều nhiệm kỳ Thành ủy Hà Nội đều ban hành Chương trình công tác lớn riêng về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Đặc biệt, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, phát biểu Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Thành ủy Hà Nội tiếp tục ban hành, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả rõ nét Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025”.

Bên cạnh đó, để phát huy và khai thác tối đa nguồn lực trên lĩnh vực văn hóa, ở nhiệm kỳ này, Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/02/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Gần đây nhất, để khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ đảng viên và nhân dân Hà Nội, Thành ủy Hà Nội tiếp tục tạo bước đột phá trong xây dựng văn hóa, con người Thủ đô bằng việc ban hành Chỉ thị số 30 ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Đây được coi giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn (Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) đánh giá, Hà Nội là địa phương tiên phong trong việc ban hành nghị quyết riêng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Cùng với Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”, Hà Nội còn ban hành các chương trình, chỉ thị, kế hoạch… về phát triển văn hóa tạo đà cho sự bứt phá của lĩnh vực này.

“Kể từ sau khi ban hành Chiến lược, việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đã có những chuyển biến tích cực, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội. Những thành tựu đáng kể như: đã tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, các sự kiện sáng tạo, không gian sáng tạo được nở rộ ở các đô thị, hay sự quan tâm nhiều hơn của xã hội đối với các ngành công nghiệp văn hóa thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm ở các quy mô khác nhau là những ví dụ điển hình”, PGS. TS Bùi Hoài Sơn khẳng định.

Mức đầu tư cho phát triển văn hóa, con người Thủ đô luôn được quan tâm, chú trọng

Sự thay đổi trong nhận thức về văn hóa nói chung và văn hóa Thủ đô Hà Nội nói riêng đã mang đến cho văn hóa Thủ đô sự chuyển mình và những thành tựu đáng ghi nhận.

Theo TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, thành tựu của văn hóa Thủ đô thể hiện ở nhiều mặt trong đó nổi bật là việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; xây dựng phố đi bộ và những trải nghiệm đêm Hà Nội; ban hành hai bộ quy tắc ứng xử văn hóa; quan tâm phát triển văn hóa đọc…

“Văn hóa nghệ thuật Hà Nội thể hiện sự tiên phong của văn hóa Hà Nội. Không chỉ khẳng định vị trí văn hóa nghệ thuật hàng đầu của văn hóa Hà Nội mà còn khẳng định văn hóa nhận thức, văn hóa tư tưởng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa nghệ thuật Thủ đô Hà Nội góp phần hiện thực hóa mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời là minh chứng sinh động trong thực tiễn quan điểm văn hóa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển”, TS. Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

qua-mien-di-san.jpg
Sự thay đổi trong nhận thức về văn hóa đã mang đến cho văn hóa Thủ đô sự chuyển mình và những thành tựu đáng ghi nhận.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho hay, quan điểm của Thành phố Hà Nội là đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong nhiều năm qua, nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển văn hóa, con người Thủ đô được quan tâm tăng lên qua từng giai đoạn, mức đầu tư cho văn hóa tăng dần theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn, 2021-2025 dự kiến mức đầu tư cho văn hóa chiếm 2% tổng thu ngân sách Thành phố.

Công tác xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển được triển khai bài bản, có trọng tâm, trọng điểm. Công tác phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, quốc phòng của Thủ đô.

Với sự thay đổi nhận thức về văn hóa nói chung và văn hóa Thủ đô Hà Nội nói riêng diễn ra ở các cấp, từ đội ngũ lãnh đạo đến người dân, văn hóa Thủ đô đã khẳng định vị trí mới trong phát triển bền vững. Những nỗ lực và thành tựu đã đạt được tiếp tục minh chứng cho vị trí trung tâm, vai trò đi đầu, “gương mẫu” của văn hóa Thủ đô.

Khơi thông, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trong 50 năm qua đang đặt ra cho Thủ đô Hà Nội nhiều vấn đề thách thức.

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong phát triển văn hóa Thủ đô, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho hay trong thời gian tới, Đảng bộ Hà Nội sẽ tiếp tục nỗ lực, vận dụng sáng tạo các quan điểm chỉ đạo của Đảng nhằm khơi thông, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa, xây dựng toàn diện con Thủ đô trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ.

Theo đó, Thành phố sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư duy về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội; Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các chương trình, đề án nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, văn bản của Đảng trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ; Quyêt tâm thực hiện chiến lược phát triển văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp, tạo cơ chế thuận lợi thu hút nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển để Thủ đô xứng đáng là trung tâm văn hóa lớn của cả nước; Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và nhân văn, chú ý xây dựng văn hóa trong toàn xã hội; Hoàn thiện hệ thống chính sách, điều chỉnh xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó đặt trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập của thị trường văn hóa; Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhằm chấn hưng văn hóa, đưa văn hóa trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, xã hội, là nhiệm vụ căn bản của hệ thống chính trị từ Thành phố tới cơ sở.

Cùng với đó, Thành phố tập trung xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội văn hóa Thủ đô trong bối cảnh mới; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển công cụ đo lường, giám sát việc hoạch định, triển khai chính sách và hiệu quả đầu tư; Tiếp tục phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu văn hóa và tăng cường chia sẻ thông tin phối hợp liên ngành, liên khu vực, liên chủ thể về phát triển văn hóa; Phát triển quan hệ ngoại giao của Thủ đô với các tỉnh thành trong nước và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên lĩnh vực văn hóa.

Đáng chú ý, Thành phố sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển văn học, nghệ thuật Thủ đô nhằm sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao, tạo dấu ấn về tư tưởng và nghệ thuật; Chăm lo phát triển phong trào văn hóa, nghệ thuật quần chúng; Phát huy trí tuệ, tâm huyết, sáng tạo của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ Thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Di dời 14 hộ dân sinh sống ở khu tập thể P16A phố Thuỵ Khuê (Tây Hồ)
    Chiều 7/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến và đơn vị chức năng, phường Thuỵ Khuê đã có mặt tại khu tập thể P16A phố Thuỵ Khuê – công trình nguy hiểm cấp D để vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn trước những diễn biến phức tạp của bão số 3.
  • Quận Ba Đình xử lý kịp thời khắc phục các sự cố do bão 3 gây ra
    Theo báo cáo của UBND quận Ba Đình, tính đến 13h30 ngày 7/9, các sự cố do bão số 3 gây ra đã được quận Ba Đình xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
  • Hà Nội tạm dừng hoạt động xe buýt để tránh bão số 3
    Từ 13h30 ngày 7/9, hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trợ giá trên địa bàn Thủ đô tạm dừng, nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện, tránh thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi).
  • Người dân Hà Nội không nên ra khỏi nhà khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội.
  • Hà Nội triển khai ứng phó với bão số 3
    Để ứng phó với bão số 3, UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tiếp tục theo dõi tinh hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão
  • Diễn biến của bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình diễn biến của cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Khơi thông, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO