Văn hóa – Di sản

Khai mạc lễ hội Gióng đền Phù Đổng năm 2023

Kim Thoa (T/h) 10:39 26/05/2023

Tối 25/5 (ngày 7/4 năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ khai mạc hội Gióng đền Phù Đổng năm 2023 và đón nhận quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn nông thôn mới  kiểu mẫu. 

img-0510.jpeg
Khai mạc lễ hội Gióng đền Phù Đổng năm 2023 (ảnh: kinhtedothi.vn)

Để tưởng nhớ công ơn của đức Thánh Gióng, người có công đánh tan giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta từ thời Hùng Vương thứ 6, hằng năm vào các ngày từ mùng 7 đến mùng 9 tháng Tư (âm lịch), Nhân dân xã Phù Đổng tổ chức lễ hội Gióng với quy mô hoành tráng, mô tả lại trận đánh oai hùng của đức Thánh Gióng trước kẻ địch. Năm nay, lễ hội Gióng tại xã Phù Đổng diễn ra vào các ngày từ 25 – 27/5/2023.

Khu di tích thờ Thánh Gióng với 10 địa điểm liên quan, trong đó nổi bật là đền Phù Đổng (hay còn gọi là đền Thượng - nơi thờ phụng Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương). Đền Thượng với quy mô bề thế, gồm nhiều hạng mục kiến trúc hiện còn bảo lưu được những mảng chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII - XVIII của kiến trúc đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ. Di tích đền Phù Đổng đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Cùng với các địa điểm tôn thờ Đức Thánh Mẫu và Đức Thánh Gióng, trải qua ngàn đời nay, tại Phù Đổng còn lưu dấu ấn về lễ hội diễn ra vào mùng 9/4 âm lịch hàng năm, đó là hội Gióng.

Hội Gióng đền Phù Đổng được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những lễ hội kỳ thú nhất và cổ nhất. Đó cũng là hội được biết đến nhiều nhất, có tính đại chúng nhất, thu hút hàng vạn người đến tham dự. Cùng với hội Gióng tại Sóc Sơn, hội Gióng đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, năm 2010.

Hội Gióng đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm năm nay diễn ra từ ngày 25/5/2023 đến ngày 27/5/20232 (tức ngày mùng 6 đến ngày mùng 9/4 năm Quý Mão) tại đền Phù Đổng và nhiều địa điểm liên quan, nhằm tri ân công đức Thánh Gióng, tôn vinh, quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng.

Các hoạt động được tổ chức trong dịp lễ hội, gồm: Lễ tế Thánh, dâng hương, rước khám đường, rước cỗ và hội trận truyền thống... Bên cạnh phần lễ, là phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống, góp phần quảng bá, giới thiệu du lịch Gia Lâm, du lịch Hà Nội, như: Thi đấu vật dân tộc, cờ tướng, hát tuồng, hát quan họ, văn nghệ quần chúng...

Nhân dịp này, huyện Gia Lâm cũng đón nhận quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tại buổi lễ, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Nguyễn Tiến Việt và Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền đã trao Bằng công nhận xã NTM kiểu mẫu cho Nhân dân và lãnh đạo xã Phù Đổng.

Ngay sau lễ khai mạc là màn trình diễn giới thiệu hội Gióng đền Phù Đổng – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho toàn thể Nhân dân và khách mời chiêm ngưỡng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc lễ hội Gióng đền Phù Đổng năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO