Văn hóa – Di sản

Lễ hội Đền Kim Liên tưởng nhớ Đức Thần Cao Sơn

Hoa Quỳnh (t/h) 07:27 05/05/2023

Hôm nay, 5/5/2023 (ngày 16 tháng 3 năm Quý Mão), Lễ hội Đền Kim Liên diễn ra tại số 148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Lễ hội truyền thống Đền Kim Liên nhằm tưởng nhớ Đức Thần Cao Sơn - vị thần có công với nước được nhân dân tôn thờ.

kim-lien.jpg
 Đền Kim Liên - nơi diễn ra Lễ hội truyền thống ngày 16 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ và tri ân Đức Thần Cao Sơn - vị thần có công với nước.

Theo các tài liệu còn lưu giữ tại đền đến nay, Đền Kim Liên được xây dựng dưới thời vua Lê Tương Dực ngay khi Hoàng đế rời đô tới Thăng Long, với mục đích bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam. Đền được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Trong các sắc phong, văn bia, hoành phi, câu đối còn lưu lại Đền Kim Liên đều khẳng định, đầu thời Lê Trung Hưng, Cao Sơn được đề cao do có công phù giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích.

Tấm bia “Cao Sơn Đại Vương thần từ bi minh tịnh tự”, do sử thần Lê Trung soạn năm Canh Ngọ, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1510) cho biết: Khi vua Lê Tương Dực dấy quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của Lê Lợi, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ, Nguyễn Văn Lữ thụ mệnh đem quân đi chinh phạt, đến địa phận huyện Phụng Hóa (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ngày nay) thấy có ngôi đền cổ có 4 chữ “Cao Sơn Đại Vương” rất lấy ngạc nhiên, bèn vào khẩn cầu mong thần phù giúp. Không ngờ 10 ngày sau quân xâm lăng đã bị đánh đuổi khỏi bờ cõi.

le-hoi-den-kim-lien-2-.jpg
Lễ hội Đền Kim Liên hằng năm với phần nghi lễ truyền thống và phần hội có nhiều trò chơi dân gian. (Ảnh: Phòng VHTT quận Đống Đa).

Sau khi lên ngôi, vua Lê Tương Dực đã cho xây lại đền thờ và thần Cao Sơn được triều đình nhà Lê đặc biệt coi trọng. Nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần thành Thăng Long (nay là phường Phương Liên).

Để tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn nhớ tới vị thần có công với nước, hàng năm, vào ngày 16 tháng 3 âm lịch (tương truyền là ngày sinh của Đức Thần Cao Sơn), Lễ hội Đền Kim Liên được UBND Quận Đống Đa tổ chức. Lễ hội có nghi thức truyền thống: Lễ dâng hương, tế lễ; rước kiệu Long đình, kiệu ông, kiệu bà và kiệu võng.

Sau phần lễ là tới phần hội rộn ràng, náo nhiệt với nhiều trò chơi truyền thống: chọi chim, cờ người, bóng bàn, thi đấu võ thuật… thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

le-hoi-den-kim-lien-6.jpg
Lễ hội Đền Kim Liên hằng năm thu hút đông đảo người dân tham gia nhằm tưởng nhớ Đức Thần Cao Sơn.

Thông qua Lễ hội Đền Kim Liên đã phản ánh nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng được các thế hệ trân trọng, giữ gìn và trao truyền nối tiếp. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của thành phố Hà Nội nói riêng, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và giữ gìn thuần phong mỹ tục của vùng đất phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa./.

Đình – Đền Kim Liên là một “tứ trấn” – trấn phía Nam của Kinh thành Thăng Long xưa, đã được Bộ Văn hóa công nhận và xếp hạng di tích Quốc gia năm 1990. Đến ngày 18/1/2022, với ý nghĩa về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ tiêu biểu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 93/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt của cả nước, trong đó có Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long Tứ Trấn gồm đền Bạch Mã (quận Hoàn Kiếm), đền Voi Phục và đền Quán Thánh (quận Ba Đình), đền Kim Liên (quận Đống Đa).

Bài liên quan
  •  Lễ hội đua ghe Ngo mừng Ngày Giải phóng miền Nam
    Với các hoạt động mang đậm nét truyền thống, văn hóa của các dân tộc, giúp khơi gợi niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, người dân và du khách đến với Quận 3 – TPHCM, mang đầy bản sắc bảo tồn văn hóa dân tộc với những khúc ca rộn ràng, vui tươi của lòng người.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • ‏Trà Thảo An: Giải pháp tự nhiên giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh gout‏
    ‏Bệnh gout, với những cơn đau khớp hành hạ, đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh gout là một căn bệnh mãn tính, và chúng ta buộc phải chấp nhận sống với nó cả đời. Nguy hiểm hơn là căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Những giải pháp để giảm bớt những triệu chứng của bệnh Gout cũng vì thế mà được quan tâm, tìm kiếm nhiều hơn.‏
  • ‏Sữa thực vật SoyNa - Món quà sức khỏe, Tết trọn niềm vui ‏
    ‏Tết đến xuân về, ngày tết nguyên đán đang ngày một đến gần. Cùng với việc chuẩn bị những món ăn truyền thống, việc lựa chọn quà Tết cũng là một trong những điều mà nhiều người quan tâm. Dạo quanh một vòng thị trường quà tết, ta dễ nhận thấy so với những năm trước, xu hướng lựa chọn quà Tết đã có nhiều thay đổi. Thay vì những giỏ quà truyền thống với bánh kẹo, rượu ngoại hay hoa quả nhập khẩu, người tiêu dùng ngày nay đang dần chuyển hướng sang những món quà mang ý nghĩa thiết thực hơn, đặc biệt là những món quà liên quan đến sức khỏe.‏
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Đền Kim Liên tưởng nhớ Đức Thần Cao Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO