Truyện

Họp lớp

Truyện ngắn của Nguyễn Trọng Văn 06:20 17/11/2024

Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.

hop-lop-_n.jpg

Thấy tôi đang đần mặt ra, một bạn nữ ngồi đầu bàn bên trái đứng dậy, tôi nhận ra đó là cái Hà lớp trưởng. Hà vẫn vậy, quần lụa đen, áo sơ mi cổ lá sen màu xanh nước biển, tóc tết đuôi sam và nhất là nụ cười hết cỡ. Hà vẫy tay:

- Vào chỗ ngồi cũ của bạn đi. Cả lớp chỉ chờ “người thứ bốn mươi mốt” là bạn thôi để bắt đầu họp lớp.

Tôi cui cúi người, nhanh chóng đi về phía cuối lớp. Một bàn chân chợt đưa ra ngáng đường, tôi hấp tấp bước vấp suýt ngã, tiếng cười to vang lên kèm câu nói: “Nhà gần thế mà còn đến muộn?”.

Tôi ngẩng lên nhìn. Thì ra thằng Hùng, cái thằng xưa nay chuyên kèn cựa với tôi bất kể đó là chuyện gì. Nó vẫn chứng nào tật nấy, nghĩa là hế thấy tôi là tìm cách gì đó để châm chọc. Tôi trừng mắt:

- Mày bao giờ mới thôi cái trò kèn cựa ấy đi?.

Thằng Hùng cùng trừng mắt đáp lại:

- Cái tội đến muộn còn...

Nó bỏ lửng câu nói ở đó rồi nhanh chóng rụt chân lại.

Đợi cho mọi người trật tự, cái Hà bước lên bục giảng, kiểu trang nghiêm như cô Nhung dạy văn vậy, nghĩa là nó cũng làm động tác sửa lại lọn tóc đang xòa ngang trán. Rồi Hà lại gần bảng đen lấy phấn hí húi viết: Sĩ số: 41; Có mặt: 41; Vắng mặt: 0. Viết xong, Hà quay mặt lại, nó không nói gì nhưng nét mặt tỏ rõ vẻ mừng vui.

Tôi bấy giờ mới để ý, trên tấm bảng đen ngoài phía góc trái ghi sĩ số lớp như thường lệ, ở chính giữa bảng còn có dòng chữ viết tay khá to và rất nắn nót. Đã thế dòng chữ hàng trên “Họp lớp 10A” còn được viết kiểu viên phấn đỏ bẻ làm ba, viết ngang cho nét đậm, kiểu chữ bay bướm nhìn rất nổi nhờ được viền bo bằng phấn trắng.

Dòng chữ bên dưới “Niên khóa 1969 - 1971” viết bằng phấn trắng nhưng chữ viết in hoa vẻ trịnh trọng.

-“Chào mừng các bạn lớp 10A niên khóa 1969 - 1974 đã tới họp lớp”, Hà cất giọng. Chừng như thấy mọi người đang tập trung nhìn mình nên Hà ngừng lời, đưa tay vuốt vuốt mấy sợi tóc, vẻ như đang hồi hộp. Đứng thẳng người, mắt hướng về cuối lớp, nó trịnh trọng nói:

- Hôm nay là buổi họp lớp đầu tiên sau 50 năm ra trường. Đề nghị các bạn cho một tràng pháo tay thật giòn, thật to và thật lâu.

Hà vỗ tay trước, cả lớp cùng vỗ theo. Tiếng vỗ tay giòn, to và dài tưởng chừng mãi không thôi. Nét mặt ai cũng hồ hởi.

- Buổi họp lớp hôm nay là buổi họp đầu tiên có đủ bốn mươi mốt bạn - Nó lại ngừng lời đưa mắt nhìn khắp lượt - Nhất là sự có mặt của “Mười hai sứ quân” tức là mười hai bạn nam của lớp ta lên đường đi bộ đội ngay sau ngày bế giảng năm học cuối cùng thời phổ thông.

Tiếng vỗ tay lại vang lên giòn giã kèm theo những tiếng nói xôn xao và những cái đầu ngó nghiêng tìm kiếm. Hà ngừng lời, mắt nó chớp chớp như thể cố gắng không để trào ra những giọt nước mắt, rồi ra hiệu cho mọi người dừng tay vỗ và bảo:

Để thể hiện tình cảm thân mật nên cuộc họp lớp hôm nay sẽ không có phát biểu hay giới thiệu gì cả vì tất cả lớp chúng ta đã học cùng nhau suốt ba năm cấp 3. Tôi đề nghị các bạn khẩn trương sắp xếp lại bàn ghế. Chúng ta sẽ dồn tất cả các bàn vào giữa lớp. Ghế sẽ kê bốn xung quanh. Gọi là “hội nghị bàn chữ nhật”. Mọi người làm luôn đi cho à mà - cái Hà vội xua tay - về vị trí ngồi thì tùy các bạn lựa chọn. Hôm nay những bạn nào ngày xưa thích nhau hay yêu nhau thầm ấy thì các bạn tự nhiên mà ngồi cạnh nhau. Các bạn có đồng ý không?.

Nhoáng một cái tất cả các bàn được dồn vào giữa tạo thành hình chữ nhật. Những chiếc ghế dài được kê bốn xung quanh. Chẳng ai bảo ai, tất cả nhanh chóng ngồi xuống ghế. Hà lại đứng lên nói:

Họp lớp hôm nay chúng ta không chuẩn bị trước mà bạn nào đem đồ ăn thức uống gì thì bày lên bàn để mọi người vừa nói chuyện vừa thưởng thức. Các bạn đồng ý chứ?.

Dĩ nhiên là như thế rồi. Vì cuộc họp lớp hôm nay đã được thông báo trước nên ai cũng đem theo đồ ăn. Tôi vội đặt lên bàn những thứ mà tôi đem theo. Đó là những chiếc bánh quy gai xốp do chính tay tôi tự làm từ bột mì trộn với đường, sữa đặc và trứng gà. Kiểu bánh ấy hồi những năm học cấp 3 được xem như là quý hiếm, nó chỉ có ở những bạn mà gia đình được “ăn gạo sổ” thôi.

Nhìn bánh bích quy mà tôi bày lên, mấy thằng con trai nhao nhao:

- Dân phố có khác. Chứ chúng tao chỉ có khoai lang nướng thôi.

Cả lớp cùng reo hò rất vui.

Một thằng đến sát bên tôi, nó hất đầu hỏi:

- Mày có nhớ tao là thằng nào không?

Tôi giật mình quay đầu nhìn chăm chú vào nó. Thoáng một giây nghĩ ngợi:

- Mày là thằng Sơn. Thằng Sơn con chú Lâm “sơn vẽ kẻ biển” đúng không?

Sơn cười hềnh hệch.

- Đúng là tao rồi. Từ ngày còn học đến giờ tao vẫn chỉ có mỗi cái tên ấy thôi.

Tôi cũng cười góp:

- Mày đã viết những dòng chữ trên bảng kia đúng không?

- Thì đó là nghề gia truyền của nhà tao mà - Nó nói nhỏ nhưng giọng vẻ quan trọng - Mày thấy chữ của tao qua ngần ấy năm thế nào?

Đẹp nhưng nhìn kỹ thì...

- Thì sao?

- Có vẻ như tay mày hơi bị run rồi?

Thằng Sơn lại cười hềnh hệch:

- Tay tao vẫn đủ sức làm mấy kèo vật tay với mày. Tao nhớ hồi trước thi vật tay tao chỉ thua mày đúng một lần. Đấy là lần tao bị trẹo cổ tay.

- Tao nhớ là mày còn thua vật tay với tao một lần nữa?

- Lần nữa vật tay tao thua mày á? Tao chẳng nhớ gì cả. Mà này, chữ hôm nay đúng là tao viết có hơi run thật nhưng đó là vì tao thấy nó run run làm sao ấy.

Tôi cười, thôi tranh luận với nó. Tôi biết, khi viết những dòng chữ trên bảng kia chắc thằng Sơn bị tâm lý, nó xúc động vì buổi họp lớp này.

Chợt thằng Sơn kéo tay tôi:

- Chẳng cần cái Hà nói thì chúng nó cũng tìm đến với nhau.

Nói rồi thằng Sơn hất đầu chỉ về phía đối diện.

- Đấy thôi. Thằng Hùng với con Lan ngồi cạnh nhau. Còn kia thằng Lâm ghé sát vào con Thảo.

Tôi hỏi lại:

Chúng nó hồi ấy thích nhau à?

Thằng Sơn nguýt tôi một cái kiểu như “mày biết rồi còn giả vờ hỏi lại”. Tôi vẫn thật thà:

- Tao chỉ tưởng có cặp thằng Hùng với cái Lan thôi. Đằng này cứ nhìn mấy đứa ngồi bên nhau thì lớp mình dạo ấy phải có bảy tám cặp í.

Thắng Sơn không trả lời, mắt nó ngoáy ngoáy nhìn phía đối diện rồi lại nhìn bên trái sang bên phải.

- Ừ. Hóa ra hồi ấy có nhiều đứa thích nhau thật.

Rồi nó chép miệng.

- Tiếc là chẳng có đôi nào nên duyên cả.

- Sao lại thế?

Thằng Sơn vẫn im không trả lời. Nó ngồi thừ ra vẻ như tiếc nuối.

Chợt cái Hà lại đứng lên.

- Tôi đề nghị các bạn không nói chuyện riêng nữa. Bạn nào xung phong lên hát tặng cả lớp một bài hát đi.

- Hát đơn hay hát đôi?.

- Nếu hát đôi nam nữ thì càng hay.
Tức thì có bảy đôi cùng đứng dậy. Tiếng hát rất hòa đồng tưởng như bảy đôi ấy đã tập với nhau rất kỹ rồi. Tôi nghe thấy tiếng thằng Hùng to nhất. Cái thằng vẫn vậy, nó chuyên ăn thua mà.

Lời bài hát vang lên, giọng hát thiết tha.

- Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng/ Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi/ Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non/ Vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời…

- Đó là bài hát mà bọn con gái lớp mình hồi đó hay hát.

Giọng thằng Sơn như thủ thỉ chứ không còn ồm to như trước nữa. Mắt nó lim dim. Tôi biết nó đang lắng hồn vào từng câu hát.

- Hôm bọn mình lên đường bọn con gái cũng hát tặng bài hát ấy.

- Tao nhớ chứ. Nhớ nhất là khi hát mấy đứa còn rơm rơm nước mắt.

- Hồi ấy bọn mình lên đường hoành tráng thật đấy. Mang cả lời ca vào mặt trận. Không gian chùng xuống sau khi bài hát kết thúc. Tôi thấy cay cay sống mũi. Hồi ấy, nghĩa là hôm bọn tôi lên đường nhập ngũ, mặt mũi thằng nào thằng nấy đều hân hoan. Bọn con gái thì có tí tí rơm rớm thật đấy nhưng nụ cười thì đầy khích lệ.

- Vậy mà đã tròn 50 năm rồi mày nhỉ?

Thắng Sơn húng hắng ho, chắc là vì xúc động, nó nói bằng cái giọng hơi làng lạc.

Cả lớp vẫn chưa ai chịu ngồi xuống. Vẫn đứng như vậy, giống buổi chào cờ đầu tuần. Tôi bất giác vỗ tay. Rồi cả lớp cùng vỗ tay. Tiếng vỗ tay dài và vang to.

Cái Hà lại đứng lên.

- Giờ mời các bạn cùng lên chụp ảnh kỷ niệm!

Dường như chỉ chờ có thế. Nên cả lớp giục nhau bước lên phía bảng đen để xếp hàng chụp ảnh. Tôi cũng vội vã đi nhanh.

Bỗng một bàn chân thò ra chặn lối. “Lại cái thằng Hùng”. Tôi ấm ức trong bụng nên giơ chân đá mạnh vào chân nó. Cú đá mạnh đến mức tôi phải thét lên vì đau.

Ôm bàn chân bị đau.

Tôi vùng ngồi dậy.

Không gian im ắng.

Màn đêm đen kịt.

Chẳng thấy một ai xung quanh.

Chẳng một tiếng người.

Thì ra tôi vừa nằm mơ.

Giấc mơ thúc tôi bật dậy khi tôi đá mạnh chân mình vào bức tường.
Đau điếng.

Tôi ôm chân xuýt xoa.

Nước mắt tôi trào ra.

“Trong số mười hai thằng cùng lên đường hôm ấy chỉ có một mình tôi trở về”./.

Bài liên quan
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
(0) Bình luận
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
  • Tình già
    Gió rít từng cơn rải những hạt mưa to rào rào vào cái vách lá dừa nhà ông già Tám làm cho con Lu đang khoanh tròn trong bếp tro giật mình ngái ngủ. Cơn giông cuối ngày làm cho đám cây mì trước nhà lúc la lúc lắc như uống từng giọt mưa sau những ngày nắng hạn kéo dài héo rũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Lưu giữ hồn dân tộc bằng sơn mài
    Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề đầu tiên của Thủ đô. Trải qua hàng trăm năm, từ nghệ thuật sơn mài truyền thống, thô sơ, người thợ sơn mài Hạ Thái đã tìm tòi, sáng tạo ra những kỹ thuật sử dụng những chất liệu mới để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, gìn giữ, phát huy những tinh hoa giá trị độc đáo của nghề truyền thống mà cha ông để lại.
  • Quận Tây Hồ trao giải thưởng “Đoàn Thị Điểm” năm 2024
    Ngày 16/11, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ trao giải thưởng “Đoàn Thị Điểm” năm 2024 cho các giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học trên địa bàn.
  • Thu gom, quản lý được 570 tấn rác thải nhựa từ dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”
    Từ năm 2021 – 2024 Thừa Thiên Huế thu gom và quản lý được 570 tấn rác thải nhựa thông qua can thiệp của dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam".
Đừng bỏ lỡ
Họp lớp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO