Thế giới điện ảnh

"Hoa ban đỏ" mở màn Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phan Anh 05/05/2024 12:55

Cùng với các hoạt động diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng cục Chính trị, Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

1.jpg
Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ mở màn với "Hoa ban đỏ"

Tuần phim kỷ niệm trình chiếu 8 bộ phim, bao gồm 4 phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân sản xuất: Hùng ca Điện Biên Phủ - Đạo diễn Nguyễn Quang Quyết; Cột mốc vàng Điện Biên Phủ - Đạo diễn NSND Đặng Xuân Hải; Nhìn lại Điện Biên - Đạo diễn Phạm Quốc Vinh; Điện Biên Phủ trận quyết chiến lịch sử - Đạo diễn NSƯT Phạm Huyên; và 04 bộ phim truyện điện ảnh của đơn vị và các Hãng phim trong nước sản xuất: Hoa ban đỏ - Đạo diễn NSND Bạch Diệp - Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất; Đào, phở và Piano - Đạo diễn NSƯT Phi Tiến Sơn – Công ty Cổ phần Phim truyện I sản xuất; Sống cùng lịch sử - Đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân - Hãng phim truyện Việt Nam; Ký ức Điện Biên - Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn - Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần nguồn cổ vũ động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4.jpg

70 năm trôi qua, với niềm xúc động, lòng tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ấy không những là đề tài khai thác cho hoạt động nghiên cứu lịch sử mà còn là một đề tài, nguồn cảm hứng bất tận để các văn nghệ sỹ nước ta cho ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc ở mọi thể loại, trong đó có điện ảnh.

Những tác phẩm được lựa chọn trình chiếu trong tuần phim, một lần nữa cho khán giả nhìn lại chiến thắng oai hùng của quân và dân ta trên chiến trường Điện Biên. Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử trong cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân nay đang trở thành điểm hẹn hòa bình trong thế kỷ 21.

6.jpg

Thông qua các tác phẩm này, không chỉ giúp khán giả trong và ngoài nước có thêm cái nhìn rõ nét và đầy đủ hơn về Chiến dịch Điện Biên Phủ mà còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

8.jpg
9.jpg
Khán giả tham gia Lễ khai mạc Tuần phim

Chiếu mở màn tại Lễ khai mạc Tuần phim là Hoa ban đỏ - bộ phim truyện nhựa được Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất cách đây 30 năm, vào dịp kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được chiếu mở màn trong tuần phim. Tác phẩm lấy bối cảnh những ngày cuối cùng của chiến dịch, Tiểu đoàn trưởng Phương (NSND Trần Lực thể hiện) bị trọng thương khi chỉ huy cuộc chiếm lĩnh cứ điểm 206. Ở bệnh viện quân y, anh gặp Tấm (NSND Thu Hà thể hiện) - cô y tá đồng hương. Khi vết thương của Phương đã lành, hai người chia tay ở một cánh rừng nở đầy hoa ban đỏ. Ngày cứ điểm bị đập tan, Tấm chạy khắp cánh đồng Mường Thanh mà không tìm được Phương, quanh cô chỉ có tiếng hát quân hành của bộ đội mừng thắng trận.

Hoa ban đỏ được khán giả yêu mến nhờ những cảnh quay giàu cảm xúc. Thời điểm sản xuất năm 1994, bộ phim được đầu tư dàn dựng công phu, gần như 100% bối cảnh được dựng một cách kỹ càng, trung thực. Nhờ sự đầu tư kỹ lưỡng mà “Hoa ban đỏ” tái hiện lịch sử một cách đầy thuyết phục và hấp dẫn, vượt lên trên nhiều phim lịch sử cùng thời. Trong Tuần phim, “Hoa ban đỏ” sẽ được trình chiếu với chất lượng hình ảnh gốc từ phim nhựa, đem đến những cảm xúc chân thực cho khán giả về một Điện Biên anh hùng nhưng cũng đầy lãng mạn.

Cùng chiếu mở màn trong tuần phim là bộ phim tài liệu Hùng ca Điện Biên Phủ, được hoàn thành đầu năm 2024. Đây là bộ phim mới nhất do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Phim do nhà văn Hà Đình Cẩn viết kịch bản; đạo diễn Nguyễn Quang Quyết; NSND Lê Thi biên tập.

2.jpg
NSND Đặng Xuân Hải, NSND Trần Lực, NSND Thu Hà, NSND Trung Hiếu giao lưu với khán giả trong buổi khai mạc tuần phim.

Tại buổi chiếu phim khán giả đã được giao lưu nghe Giám đốc sản xuất NSND Đại tá Đặng Xuân Hải nguyên Giám đốc Điện ảnh QĐND chia sẻ khó khăn trong quá trình làm phim. NSND Trần Lực, NSND Thu Hà chia sẻ giao lưu. NSND Thu Hà " cô Tấm" trong Hoa Ban đỏ rưng rưng cảm động khi nhắc lại kỷ niệm làm phim nhắc nhớ về cố NSND Bạch Diệp nữ Đạo diễn Hoa Ban đỏ... NSND Trung Hiếu chia sẻ kỷ niệm lần đầu được tham gia phim lớn rất hồi hộp khi đó Nghệ sĩ Trung Hiếu khi đó mới là sinh viên năm thứ 3 trường SKĐA. NSND Công Lý ốm ko tới dự giao lưu. Cố NSƯT Hán Văn Tình đã mất vì bạo bệnh....

Tuần phim diễn ra từ ngày 3 đến ngày 06/5/2024 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội Nhân dân, 17 Lý Nam Đế, Hàng Mã, Hoàn Kiếm./.

Bài liên quan
  • Vầng trăng thơ ấu - Phim về thời niên thiếu của Bác Hồ sắp ra rạp
    Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024), bộ phim Vầng trăng thơ ấu do Công ty Cổ phần phim Giải Phóng sản xuất sẽ ra mắt khán giả từ ngày 17/5/2024 tại các cụm rạp trên toàn quốc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
"Hoa ban đỏ" mở màn Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO