Hồ Yên Trung bức tranh sơn thủy mạc tỏa sáng

Huyền Vân| 21/05/2021 11:50

Giữa thành phố công nghiệp Uông Bí ồn ào sôi động, khiến con người ta tất bật với cơm áo gạo tiền… Nhưng cách đó không xa 10km là khu du lịch sinh thái, có hồ nước trong xanh trên núi, xung quanh là rừng thông bao phủ, khí hậu mát mẻ trong lành được ví như một Đà Lạt thu nhỏ. Nơi đây đã trở thành điểm đến du lịch thiên nhiên, du lịch phượt của giới trẻ yêu thích khám phá cái hoang sơ. Hồ Yên Trung danh sơn thủy mạc, vi vu gió ngàn rừng thông man mát hương trầm, khu du lịch sinh thái đầy hấp dẫn

Những năm gần đây khi cuộc sống trở lên ồn ào nơi đô thị công nghiệp và thương mại, con người trở lên thích gần gũi với thiên nhiên, đã biết tận dụng không gian xanh, sông hồ để tận hưởng không khí trong lành sau những ngày làm việc vất vả. Bạn đã thấy ngán với ồn ào thì đến khu du lịch hồ Yên Trung có một cảm nhận một ngày nghỉ thư giãn cả thể xác lẫn thư thái tâm hồn.
Hồ Yên Trung bức tranh sơn thủy mạc tỏa sáng

Hồ Yên Trung là công trình thủy lợi của TP Uông Bí

Hồ Yên Trung  là một công trình thủy lợi ngăn suối giữ nước, đắp đập xả lũ hạ lưu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của thành phố Uông Bí. Hồ còn gắn bó với khu di tích Yên Tử linh thiêng nằm dưới thung lũng dãy núi Bạch Vân Sơn, vòm cánh cung khu di tích lịch sử nhà Trần Đông Triều. Năm 2000, hồ Yên Trung đã nằm trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư du lịch lớn. Các nhà đầu tư lần lượt đến rồi lại lần lượt bỏ đi, trong đó có các nhà đầu tư đã bỏ ra tiền tỷ lập quy hoạch, xây dựng rất công phu, còn duy tâm mời cả pháp sư đến trấn yểm... Nhưng cũng không thu hút được các nhà đầu tư du lịch lớn về đây. Năm 2000 Công ty CP Hoàng Gia được UBND tỉnh cấp phép đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái ở đây, đã xây dựng nhà cấp 4 làm trụ sở điều hành và nhà sàn gỗ mái lợp lá cọ, một số hạng mục hạ tầng nhưng cũng chỉ để hoang hóa. Năm 2009, Công ty CP Đầu tư ATS được UBND tỉnh cấp phép đầu tư rồi lại phải thu hồi giấy phép đầu tư, tương tự như nhà đầu tư trước. Năm 2016, Công ty CP Nông trại nghỉ dưỡng và Du lịch Phương Đông đến hồ Yên Trung có vẻ hoành tráng hơn, yêu cầu được mở rộng quy mô dự án lên 500 ha (tổng diện tích đất mặt nước hồ Yên Trung 80 ha). Nhìn trên giấy thì choáng ngợp với hình vẽ một đô thị nghỉ dưỡng cao cấp đồ sộ, nhưng rồi họ tự bỏ bễ, tỉnh lại phải ra quyết định thu hồi.

Từ khi tỉnh Quảng Ninh có chủ trương chuyển nền kinh tế từ nâu sang xanh, khuyến khích du lịch nhân dân phát triển, các dịch vụ ăn uống, giải khát theo chân người mọc lên. Hàng quán chủ yếu của các hộ dân được giao đất giao rừng quanh lòng hồ tự xây dựng, lúc đầu là một quán nhỏ sau là nhiều quán to. Khách thập phương cũng kéo đến ngày một đông hơn. Đằng sau mặt tích cực là đáp ứng nhu cầu du lịch, an sinh xã hội, hình thức kinh doanh tự phát này đã bộc lộ nguy cơ ô nhiễm môi trường, hỏa hoạn và tình trạng đuối nước.

Trước thực trạng bất ổn trên, TP Uông Bí chủ động giao thêm chức năng cho Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử quản lý khu vực hồ Yên Trung; UBND phường Phương Đông (sở tại) quản lý an toàn, an ninh trật tự, môi trường... TP Uông Bí căn cứ vào quy hoạch chung của địa phương đến năm 2030, tầm nhìn 2050, được UBND tỉnh ra Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 phê duyệt quy hoạch khu vực hồ Yên Trung là đất thương mại dịch vụ. Địa phương đã chủ động huy động nguồn lực ngoài ngân sách theo phương châm xã hội hóa quy hoạch xây dựng, chỉnh trang, tạo lâm viên tiểu cảnh, tôn giá trị cảnh quan hồ Yên Trung.  Các hạng mục lòng hồ được vệ sinh thu dọn rác, thanh sạch nguồn nước, làm mương máng đưa nước từ đập Baza cách đó 4 km về bổ sung cho hồ luôn có mực nước đầy. Giữa hồ tạo cảnh rồng chầu phun châu nhả ngọc; Trên bờ chỉnh trang đường sá, trồng cây xanh bóng mát, xây dựng công viên tiểu cảnh, tạo điểm dừng chân cho du khách. Các hạng mục xây dựng bằng vật liệu đơn giản, rẻ tiền như khung sắt lắp ghép ván gỗ, dễ tháo ra khi cần. Ngoài ra thành phố Uông Bí hướng dẫn các hộ kinh doanh dựng hàng quán hài hòa với cảnh quan tự nhiên. Tuyệt đối không xây dựng công trình kiên cố, hàng quán chỉ kiến trúc kiểu lán rừng, tranh tre mái lá, cảnh quan môi trường, thu gom rác thải, nước thải... góp phần làm cho khu vực hồ Yên Trung đẹp như công viên. Ngày 30/12/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 5538/QĐ-UBND công nhận hồ Yên Trung là khu du lịch cấp tỉnh.

Tuy nhiên việc xây dựng hồ Yên Trung còn có những tồn tại về quản lý đất đai, công trình thủy lợi mà thành phố Uông Bí phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với quy mô hiện tại, làm cho khu du lịch hồ Yên Trung sang trang mới. Ngày 14/5/2021, UBND tỉnh có Văn bản số 2912/UBND-QH1 giao cho TP Uông Bí đánh giá lại quy hoạch chung theo Quyết định phê duyệt số 1088/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh; hoàn thiện đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hồ Yên Trung (khi FLC dừng đầu tư), trên nguyên tác bảo tồn, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái nguồn nước và rừng phòng hộ. Nếu như trước đây xây dựng hồ nhằm đáp ứng nước tưới cho 227 ha đất nông nghiệp, thì nay hồ chỉ còn phục vụ 40 ha đất nông nghiệp do đô thị hóa nhanh, địa phương đã kéo nước từ đập nước Baza về thay thế 50% lượng nước hồ Yên Trung dùng cho nông nghiệp. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập, người quản lý hồ Yên Trung hoàn tất việc giao đất, cắm mốc phân định quản lý công trình thủy lợi (từ năm 1991, diện tích giao đất giao rừng trùng lấn 3 ha), đưa hồ Yên Trung trở thành địa điểm du lịch sinh thái. Năm 2018, khi chưa có dịch Covid-19, hồ Yên Trung đón 20 vạn lượt khách du lịch, năm 2019 có 11 hộ đã đăng ký kinh doanh làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước, trên dưới 200 lao động có việc làm, đời sống ổn định.
Hồ Yên Trung bức tranh sơn thủy mạc tỏa sáng

Hồ Yên Trung được ví như Đà Lạt thu nhỏ

Trong thời gian chờ đợi nhà đầu tư chiến lược vào hồ Yên Trung, Uông Bí và Sở Xây dựng vận dụng cơ hội mà Văn bản số 2912/UBND-QH1 của UBND tỉnh gợi mở, điều chỉnh lại quy hoạch tạm, dỡ bỏ những hạng mục không phù hợp, phối hợp với Sở Du lịch, Sở NN&PTNT xây dựng quy chế quản lý khu du lịch hồ Yên Trung, quy hoạch lại phù hợp với không gian kiến trúc, thân thiện với môi trường, bảo vệ nguồn nước và rừng phòng hộ, bản quy hoạch mới về hồ Yên Trung sẽ đem lại cho không gian nơi đây đẹp hơn.

Đến Hồ Yên Trung được thả mình với không khí trong lành, hồ nước mênh mông, tháng năm vào hè tiếng ve kêu râm ran hòa với tiếng gió vi vu của rừng thông, men theo những sườn đồi là bạt ngàn hoa sim tím.. Không gian tĩnh mịch chẳng còn nghe thấy tiếng nẹt pô hay ồn ào nào nhiệt của phố phường, nơi đây thành địa điểm để trốn cái nắng gay gắt mùa hè thật lý tưởng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ ra mắt tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết về Bác Hồ
    Cuốn sách “Từ Việt Bắc về Hà Nội” - tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
    Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
  • Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải khí nhà kính
    NESCAFÉ – nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé và là một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới, vừa công bố Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai. Báo cáo cho thấy việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
Đừng bỏ lỡ
Hồ Yên Trung bức tranh sơn thủy mạc tỏa sáng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO