Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
Theo đó, trong đợt cấp phép này, Cục Quản lý Dược gia hạn giấy đăng ký lưu hành vaccine và sinh phẩm y tế này của Bộ Y tế, gồm có 1 sinh phẩm được cấp giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 5 năm; 8 vaccine, sinh phẩm được cấp giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 3 năm; 22 vaccine, sinh phẩm được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực; 9 sinh phẩm được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 3 năm.
Trong đợt cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành vaccine và sinh phẩm y tế này của Bộ Y tế, gồm có 1 sinh phẩm được cấp giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 5 năm; 8 vaccine, sinh phẩm được cấp giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 3 năm; 22 vaccine, sinh phẩm được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực; 9 sinh phẩm được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 3 năm.
Vaccine phòng sốt xuất huyết của Takeda là một trong số 40 vavcine, sinh phẩm được cấp phép, gia hạn lần này. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam cho cá nhân mà không cần xét nghiệm trước khi tiêm.
Bà Katharina Geppert, tổng giám đốc Takeda Việt Nam cho rằng: Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt vaccine phòng sốt xuất huyết là bước tiến trong nỗ lực chung phòng ngừa sốt xuất huyết, đánh dấu một cột mốc to lớn đối với Takeda và việc phòng ngừa rủi ro sức khỏe do bệnh sốt xuất huyết gây ra.
"Vaccine này sẽ trở thành công cụ phòng ngừa bổ sung quản lý bệnh sốt xuất huyết toàn diện, góp phần giảm thiểu tác động của căn bệnh này.
Sốt xuất huyết là một bệnh do virus lây truyền qua muỗi và gây ra nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu khi lưu hành ở hơn 125 quốc gia. Trong Hội nghị Tổng kết về Hoạt động phòng chống dịch tại khu vực phía Nam hồi cuối năm 2023, đại diện Bộ Y tế đã nhấn mạnh mối đe dọa tiềm ẩn của dịch sốt xuất huyết vào năm 2024 sau khi nghe báo cáo số ca sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng đáng kể so với TP.HCM vào năm 2023, báo hiệu một xu hướng đáng lo ngại.
Ngày 25 tháng 4 năm 2024, Bộ Y tế vừa công bố số ca mắc sốt xuất huyết trong nước lên tới 16 nghìn ca, trong đó có một trường hợp tử vong. Đồng thời, Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế cũng công bố sự tồn tại của cả bốn tuýp huyết thanh gây sốt xuất huyết dengue, trong đó tuýp DEN-2 chiếm tới 88% tổng số ca nhiễm năm 2023 và 70% tổng số ca nhiễm năm 2024.
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra, xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 12. Quý I/2024, nhiều địa phương ghi nhận hàng trăm ca bệnh, ví dụ Hà Nội hơn 500 ca, TP HCM hơn 2.100 ca, Cần Thơ có 168 ca. Bệnh chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và theo dõi tránh trở nặng.
Vi khuẩn phế cầu lây truyền thông qua đường hô hấp, có thể xâm lấn gây bệnh ở tai, xoang, phổi và nhiễm trùng máu. Trẻ nhỏ, người già và nhóm có bệnh mạn tính nằm trong nhóm nguy cơ cao trở nặng.
Zona thần kinh do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh gây đau dây thần kinh dữ dội, có thể biến chứng viêm não, liệt cơ mặt, giảm thị lực, nguy cơ cao ở nhóm trên 50 tuổi và có nhiều bệnh nền như đái tháo đường, sử dụng corticoid kéo dài, ung thư dùng thuốc ức chế miễn dịch, HIV...