Hà Nội qua những khuôn hình

Giang Nam/Nhân dân| 04/11/2017 13:43

Hà Nội là đề tài khiến không biết bao nhiêu nhà nhiếp ảnh say mê, từ phong cảnh, di sản, cho đến những nét đẹp đời thường. Mặc dù vậy, những tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Hữu Nền (trong ảnh) vẫn không lẫn vào đâu được. Cái "chất" Hữu Nền thể hiện ở sự lắng đọng, chiêm nghiệm về Hà Nội, ở sự tìm tòi vẻ đẹp qua mỗi khuôn hình. Hơn 60 năm cầm máy, ông là một trong số ít người xuất bản riêng nhiều cuốn sách ảnh về Thủ đô. Và tình yêu Hà Nội trong ông còn được nối dài bởi những người thân trong gia đình.

Hà Nội qua những khuôn hình
Trong gia tài của mình, cuốn sách ảnhHồ Hoàn Kiếm- Thời gian và sự kiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hữu Nền có một vị trí đặc biệt. Hơn 100 tấm ảnh của cuốn sách đã kể những câu chuyện lịch sử diễn ra quanh hồ Hoàn Kiếm bao năm qua. Nó cũng mô tả nhiều nét đẹp cuộc sống, hay những hình ảnh mà nay chỉ còn là dĩ vãng. Người ta được sống lại không khí của những ngày quân dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ "trái tim của Thủ đô".

Người gắn bó với Hà Nội không thể không nao lòng khi lại được thấy cây gạo cổ thụ bên đền Ngọc Sơn, hay cây vông đỏ như bó đuốc trong mùa trổ hoa... Nghệ sĩ Hữu Nền chỉ "góp tiếng nói" trong cuốn sách có đến năm tác giả, nhưng đó là cuốn sách đặc biệt với ông. Ở đó có những tấm hình của nghệ sĩ nhiếp ảnh lão thành Hữu Cấy - người anh đã đưa Hữu Nền đến với nghệ thuật nhiếp ảnh. Ở đó, có tác phẩm của Hữu Vinh, Hữu Hinh - con trai nghệ sĩ Hữu Cấy và Hữu Nguyên - con trai nghệ sĩ Hữu Nền. Đó là câu chuyện của một gia đình yêu Hà Nội, yêu nhiếp ảnh. Tình yêu được trao truyền qua các thế hệ. Khi xuất bản cuốn sách này vào năm 2015, hai anh em Hữu Cấy - Hữu Nền đã bàn bạc rồi nhất trí, không đề tên tác giả cho từng bức ảnh, để tình yêu của năm con người hòa quyện trong dòng chảy chung.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hữu Nền sinh ra ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức. Mặc dù được bố hướng nghiệp cho đủ nghề khác nhau nhưng nghề nào chàng thanh niên trẻ cũng không thích. Người anh là Hữu Cấy làm nghề ảnh, "rủ rê". Hữu Nền bước vào nghề ảnh năm 1957 và cầm máy đến bây giờ. Có thời kỳ, ông công tác tại Thông tấn xã Việt Nam, trở thành phóng viên chiến trường. Sau này, ông chuyển công tác đến Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin và làm việc đến khi về hưu. Công tác ở một cơ quan văn hóa, cùng với chụp phong cảnh, cuộc sống, ông dành nhiều sự quan tâm đến di tích, di sản. Khi nói về Hữu Nền, đồng nghiệp thường rất nể ông ở sự tìm tòi, ở niềm đam mê. Những năm 1970 - 1980, kinh tế còn khó khăn, mua được vài cuộn phim để chụp riêng cũng phải chắt chiu, thế mà nhiều chuyến công tác, ông nhịn ăn, nhịn tiêu, mang theo vài chục cuộn phim để sáng tác. Ngày ấy, cũng chưa có công nghệ hiện đại, nhưng Hữu Nền rất chịu khó mày mò những góc chụp từ trên cao. Một trong những bức hình kinh điển đã được nhiều báo, tạp chí đăng tải là khung cảnh Hà Nội mừng Ngày giải phóng miền nam 30-4-1975 tại quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Hữu Nền đã bắc thang trèo lên nóc một tòa nhà cao cạnh đó để chụp. Từ trên cao, bức hình bao quát khung cảnh hùng tráng của ngày lễ. Cũng vì ham chụp ảnh từ trên cao mà nhiều lần ông bị ngã hay bị kiến, ong đốt.

Năm 2003, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hữu Nền cho ra mắt cuốn sách ảnh Chùa Hương. Đã nhiều năm trôi qua, giở lại cuốn sách, nhiều người vẫn thán phục cái góc nhìn "đi trước thời đại" của ông. Các cảnh đẹp của chùa Hương được ông chụp bằng những góc độ khác nhau, những khoảng thời gian khác nhau. Bây giờ, nhiều tác giả vẫn sử dụng lại những góc nhìn về chùa Hương mà Hữu Nền khám phá hàng chục năm về trước. Năm 2014, sau gần cả đời gắn bó với nghề ảnh, ông cho ra đời cuốn sách ảnh về mảnh đất ông mến yêu. Tựa đề rất giản dị Thủ đô Hà Nội, nhưng 178 bức ảnh trong đó là 178 câu chuyện khác nhau về Hà Nội. Ông đã chắt chiu những khoảnh khắc, dành dụm những cuốn phim qua bao nhiêu tháng năm. Câu chuyện về Hà Nội được Hữu Nền bắt đầu kể từ những di tích, danh thắng nổi tiếng ở trung tâm như Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long... cho đến những góc nhìn về thành cổ Sơn Tây, đình Chu Quyến, những lễ hội thả chim, nghề truyền thống hay nét đẹp của bến gốm sông Hồng… Bức ảnh đầu tiên trong cuốn sách được bấm máy năm 1974. Bức ảnh cuối cùng được ghi năm 2014. 178 tấm ảnh cũng là câu chuyện về Hà Nội suốt 40 năm xây dựng và đổi mới. Những hình ảnh khiến kỷ niệm trong mỗi người cứ ùa về. Ảnh của Hữu Nền không hào nhoáng, mà nó lắng đọng những điều sâu thẳm, của một con người trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, khiến chỉ thoáng qua, người ta đã thấy cái "chất Hà Nội" trong mỗi tấm hình. Năm 2017, ông cho ra mắt cuốn sách ảnh Việt Nam - Di tích, văn hóa, thắng cảnh. Mở cuốn sách ra, những bức ảnh đầu tiên cũng chính là những bức ông tâm huyết nhất khi chụp về Hà Nội.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hữu Nền sống trong một căn nhà nhỏ trên phố Đặng Thái Thân. Câu chuyện chỗ ở của ông cũng là câu chuyện tình cảm với Hà Nội. Khi mới ra Hà Nội năm 1957, ông sống ở số 9 Tràng Tiền, ngay bên hồ Hoàn Kiếm. Sau này chuyển đi nơi khác, chỉ được vài năm, phần vì ngại đi lại, phần vì nhớ hồ Hoàn Kiếm, ông lại tìm cách quay lại khu vực trung tâm, bất chấp chỗ ở chật chội hơn. Việc xuất bản cuốn sách ảnh về hồ Hoàn Kiếm là chuyện không thể không làm khi gần trọn đời ông và gia đình gắn bó chốn này. Tuổi 80, việc nhà còn bề bộn khi bạn đời bị bệnh nặng, dẫu vậy, hễ có thời gian, ông lại xách máy ảnh, lang thang khắp phố phường...

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Lưu giữ hồn dân tộc bằng sơn mài
    Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề đầu tiên của Thủ đô. Trải qua hàng trăm năm, từ nghệ thuật sơn mài truyền thống, thô sơ, người thợ sơn mài Hạ Thái đã tìm tòi, sáng tạo ra những kỹ thuật sử dụng những chất liệu mới để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, gìn giữ, phát huy những tinh hoa giá trị độc đáo của nghề truyền thống mà cha ông để lại.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Vinh danh 60 thầy cô giáo tiêu biểu trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2024
    Tối 15/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 - tuyên dương các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đang công tác trên mọi miền Tổ quốc.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội qua những khuôn hình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO