Mỹ thuật

Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân

Thụy Phương 06:03 16/11/2024

Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.

“Chuyển động trong tĩnh lặng” cùng họa sĩ Katsumi Mukai

Họa sĩ Katsumi Mukai sinh năm 1946 tại Tohoku, Nhật Bản. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu vẽ tranh và chuyển đến Tokyo theo học hội họa tại Học viện Nghệ thuật Trung ương. Tuy nhiên, chỉ sau nửa năm, ông quyết định kết thúc khóa học do không tìm được sự thu hút từ những người hướng dẫn. Năm 1971, ông sang London tự học và nghiên cứu nghệ thuật thông qua các phòng trưng bày, bảo tàng trong một năm.

Thập niên 60 đến 80 Katsumi Mukai tổ chức liên tiếp nhiều triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm tại Tokyo và Aomori sau cuộc trưng bày lần đầu năm 1966. Từ năm 1990 ông chuyển trọng tâm sáng tác sang điêu khắc gỗ. Các tác phẩm điêu khắc của ông liên tục được trưng bày trong các dự án nghệ thuật lớn, cả quy mô trong nước lẫn quốc tế. Đồng thời, ông cũng tham gia các chương trình sáng tác lưu trú tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đức, Canada, Mỹ,…

z6036765698426_75a3bdb3e8aa61fa91fffd6202b8361b-1-.jpg
Một góc không gian triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng”.

Triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” giới thiệu 6 tác phẩm/cụm tác phẩm điêu khắc gỗ và 25 tác phẩm hội họa được ông sáng tác từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2024 tại Hà Nội. Trong đó, đáng chú ý là loạt tranh chì với những tác phẩm kích thước lớn (153x246 cm) đầy xúc động được sinh ra từ người đã chạm vào tĩnh lặng – người luôn đắm say với bản tuyệt phẩm trong thế giới âm sắc của tự nhiên.

Từng được hợp tác nhiều lần với nghệ sĩ Katsumi Mukai, đặc biệt là được song hành và trải nghiệm cùng nghệ sĩ trong thời gian ông tạo tác bộ tác phẩm “Chuyển động trong tĩnh lặng”, giám tuyển Vũ Hồng Nguyên chia sẻ: “Mỗi lần ở bên cạnh ông, tôi như đứng trước một vách núi xanh sừng sững, vững chãi. Sự tĩnh lặng bên trong ông mang đến cho tôi cảm giác bình yên như thể tôi đang lắng nghe được những thanh âm đi ra từ lõi sâu của lòng đất, êm đềm và liên tục. Ông nhìn thấy màu của gió, ngửi thấy mùi của mây, và nghe thấy những tia nắng mặt trời…”.

Với Katsumi Mukai, những vật liệu và dụng cụ khác nhau như gỗ hay giấy, máy cưa/ đục hay bút chì- chúng đều là một. “Sự sáng tạo không đơn thuần là công việc mà là nhu cầu tự thân, là cách ông giao tiếp với thế giới xung quanh, là phương tiện để ông diễn đạt những suy tư, cảm xúc sâu lắng. Tình yêu và thời gian ông dành cho công việc sáng tác khiến tôi cảm nhận được sự vĩ đại của ông đối với nghệ thuật. Các tác phẩm không chỉ mang hình thức bên ngoài, mà còn chứa đựng tinh thần, bản sắc riêng, phản ánh chính con người ông trong từng chi tiết”, họa sĩ Vũ Hồng Nguyên nhận định.

“Nguyện” - nơi chốn cho trải nghiệm thẩm mỹ nghệ thuật và tâm tình, tâm linh

Nghệ sĩ Nguyễn Quân sinh năm 1948 tại Phú Thọ. Ông tốt nghiệp ngành điều khiển học, Đại học Merseburg, Đức năm 1971. Ông từng là Phó chủ nhiệm khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, thành viên Ban thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật – Nhà xuất bản Mỹ thuật.

Ông là tác giả của 16 cuốn sách lý thuyết và lịch sử mỹ thuật, viết và công bố khoảng 1000 bài viết nghệ thuật và văn hóa trên các sách báo ở Việt Nam và nước ngoài. Nguyễn Quân là một trong những nhà sử học nghệ thuật và nghiên cứu phê bình hàng đầu của nền Mỹ thuật Việt Nam. Ông vừa là nhà lý luận, vừa là nghệ sĩ thực hành, ông có vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy phong trào Hội họa Đổi Mới của Việt Nam trong giai đoạn bản lề 1980 – 1990.

z6036769814878_29ad10c868a2230c6ed4dcdc0cdb1acd.jpg
Một góc không gian triển lãm “Nguyện”.

Triển lãm Nguyện giới thiệu phần lớn tác phẩm trong dự án Đền Nguyện Mẫu của Nguyễn Quân. Triển lãm gồm 24 tác phẩm hội hoạ sơn dầu, 6 tác phẩm điêu khắc gốm, đá và một phần mô phỏng tác phẩm điêu khắc kiến trúc Đền Nguyện Mẫu sẽ được phát triển trong tương lai.

Ý tưởng xuyên suốt dự án là đức tin, sự sùng kính tính nữ và lịch sử mỹ thuật; ký ức lưu giữ từ “bức tranh” trải nghiệm cuộc sống, suy tôn cơ thể và linh hồn người nữ thuộc các thời đại cổ xưa đến nay, các chủng tộc, các độ tuổi và các châu lục xa xôi đến địa lý gần cận đi ra từ quan sát của ông.

Họa sĩ Nguyễn Quân chia sẻ Nguyện (hay Đền Nguyện Mẫu) là một công trình nghệ thuật tổng hòa: Kiến trúc, cảnh quan, hội họa, điêu khắc, âm thanh, ánh sáng. Ý tưởng và phần lớn tác phẩm được sáng tác, thực hiện bởi nghệ sĩ Nguyễn Quân và dự án Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây, giám tuyển Vũ Hồng Nguyên trong bốn năm 2020 – 2024. Tạo dựng một nơi chốn nghệ thuật đương đại chưa có tiền mẫu trong không gian Bảo tàng Sóng Mây trong tương lai. Nguyện (Đền Nguyện Mẫu) là một nơi chốn công cộng đương đại cho trải nghiệm thẩm mỹ nghệ thuật và tâm tình, tâm linh.

Họa sĩ Vũ Hồng Nguyên – Nhà sáng lập Dự án Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Sóng Mây và cũng là giám tuyển triển lãm “Nguyện” nhận định: “Ở vào độ tuổi xưa nay hiếm, Nguyễn Quân miệt mài sáng tạo nghệ thuật với la bàn của đức tin và sự sùng kính duy mỹ để một “Đến Nguyện Mẫu” – ngưỡng vọng thiêng liêng thẩm mỹ này đã trọn vẹn hình hài hiện sinh. Ý tưởng tác phẩm là một tổng hòa lớn giữa cảnh quan kiến trúc, điêu khắc và hội họa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam./.

Dưới đây là một số tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm:

“Nguyện” và “Chuyển động trong tĩnh lặng”: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 thế giới nghệ thuật - Ảnh 2

Chuyển động trong tĩnh lặng - Katsumi Mukai

“Nguyện” và “Chuyển động trong tĩnh lặng”: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 thế giới nghệ thuật - Ảnh 3

Chuyển động trong yên lặng - Katsumi Mukai

“Nguyện” và “Chuyển động trong tĩnh lặng”: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 thế giới nghệ thuật - Ảnh 4

Chuyển động trong tĩnh lặng - Katsumi Mukai

“Nguyện” và “Chuyển động trong tĩnh lặng”: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 thế giới nghệ thuật - Ảnh 5

Chuyển động trong yên lặng - Katsumi Mukai

“Nguyện” và “Chuyển động trong tĩnh lặng”: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 thế giới nghệ thuật - Ảnh 6
Tứ linh số 2 (gốm) - Nguyễn Quân
“Nguyện” và “Chuyển động trong tĩnh lặng”: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 thế giới nghệ thuật - Ảnh 7
Quy phượng lâu - Nguyễn Quân
“Nguyện” và “Chuyển động trong tĩnh lặng”: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 thế giới nghệ thuật - Ảnh 8
Đáy giếng (sơn dầu) - Nguyễn Quân
“Nguyện” và “Chuyển động trong tĩnh lặng”: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 thế giới nghệ thuật - Ảnh 9
Cám dỗ ngày thường số 1 (sơn dầu) - Nguyễn Quân
Bài liên quan
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
(0) Bình luận
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
  • Triển lãm "Nam Tước - Hồn Của Đất": Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
    Triển lãm gốm "Nam Tước - Hồn Của Đất" là một không gian nghệ thuật, là nơi giao lưu, trao đổi giữa nghệ sĩ và công chúng yêu gốm. Qua đó, tôn vinh giá trị truyền thống và khơi dậy niềm tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Lưu giữ hồn dân tộc bằng sơn mài
    Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề đầu tiên của Thủ đô. Trải qua hàng trăm năm, từ nghệ thuật sơn mài truyền thống, thô sơ, người thợ sơn mài Hạ Thái đã tìm tòi, sáng tạo ra những kỹ thuật sử dụng những chất liệu mới để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, gìn giữ, phát huy những tinh hoa giá trị độc đáo của nghề truyền thống mà cha ông để lại.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Tọa đàm “Không gian văn hóa của Hội Trí Tri Bắc Kì và lịch sử chữ Quốc ngữ”
    Sáng 15/11, tại số 47 phố Hàng Quạt, trong khuôn khổ lễ khai mạc không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và danh nhân Nguyễn Văn Tố”. UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức buổi tọa đàm “Không gian văn hóa của hội Trí Tri Bắc Kì và lịch sử chữ Quốc ngữ”. Buổi tọa đàm nhằm giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn quá trình hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ, những đóng góp quan trọng của chí sĩ Nguyễn Văn Tố - một trí thức tiêu biểu, tiên phong cổ vũ phong trào học, sử dụng chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ 20.
  • Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO