Văn hóa – Di sản

Đưa bảo vật quốc gia vào thiết kế lụa: Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản

Thụy Phương 15/11/2024 21:10

Chiều 15/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thương hiệu lụa DeSilk đã ra mắt bộ sưu tập lụa cao cấp "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản". Đây không chỉ là một bộ sưu tập thiết kế lụa cao cấp mà còn là một hành trình nghệ thuật, một sự kết nối từ quá khứ tới hiện tại, mang lại trải nghiệm mới mẻ cho những người yêu nghệ thuật và thời trang.

Chia sẻ tại buổi ra mắt bộ sưu tập, bà Văn Hằng – người sáng lập thương hiệu DeSilk cho hay, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam bao gồm “Cánh cửa chạm rồng” (Chùa Keo, tỉnh Thái Bình), Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Chùa Mật, tỉnh Thanh Hóa), Phật bà Quan Âm (chùa Hội Hạ, tỉnh Vĩnh Phúc), Bình phong (họa sĩ Nguyễn Gia Trí), Hai thiếu nữ và em bé (họa sĩ Tô Ngọc Vân), Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (họa sĩ Dương Bích Liên), Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (họa sĩ Nguyễn Sáng), Gióng (họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm), Em Thúy (họa sĩ Trần Văn Cẩn).

z6036407246970_9881943d119ce23a3ac68ac5c2132eb6.jpg
Bà Văn Hằng (ngoài cùng bên trái) – người sáng lập thương hiệu De Silk cùng nhà thiết kế Minh Phạm (giữa) - Giám đốc Nghệ thuật DeSilk chia sẻ tại buổi ra mắt bộ sưu tập.

Mỗi sản phẩm trong bộ sưu tập là một hành trình nghệ thuật mang theo những nét độc đáo riêng biệt, từ các bảo vật là những bức sơn mài cho tới những đường chạm khắc tinh xảo trên các bảo vật từ chất liệu gỗ đều được chuyển hóa đầy khéo léo trên chất liệu lụa mềm mại.
Ví như thiết kế “Huyền thoại” lấy cảm hứng từ bức tranh sơn mài “Gióng” không chỉ kế thừa phong cách lập thể pha trộn với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Tư Nghiêm, mà còn kết nối với di sản Đông Sơn qua các họa tiết zigzag và vòng tròn đồng tâm. Hình ảnh Thánh Gióng mạnh mẽ, sống động được tái hiện qua các mảng màu đỏ, cam và xám bạc, với nền đỏ rực, biểu tượng cho sự uy nghi của người anh hùng dân tộc.

z6036413725034_67705123e89eb05a0e412d994dce5106.jpg
z6036418502043_69991232e0981b1a7ce2764c703309de.jpg
Bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" góp phần tôn vinh giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Thiết kế “Song long chầu nhật” lấy cảm hứng lấy cảm hứng từ cánh cửa gỗ chạm khắc rồng tại chùa Keo (Thái Bình) không chỉ là thiết kế tinh xảo mà còn là lời tri ân đến giá trị biểu tượng và kỹ nghệ điêu khắc bậc thầy của nghệ nhân xưa. Hình ảnh hai con rồng đối xứng, thân hình uốn lượn chầu về phía mặt trời, biểu tượng của sự sống, năng lượng và sự sinh sôi. Mặt trời được cách điệu với các xoáy tròn và tia sáng, gợi lên hình ảnh lá bồ đề, giữ trọn tinh thần tâm linh và phong cách trừu tượng đương đại. Những đường nét sống động mô phỏng thân rồng và các đám mây lửa, tạo nên chiều sâu đa tầng, như một lời mời khám phá di sản truyền thống qua lăng kính đổi mới.
Tương tự, thiết kế “Tuổi xuân” lấy cảm hứng từ bức tranh sơn dầu “Hai thiếu nữ và em bé” của tác giả Tô Ngọc Vân Lấy là một chuyển hóa hiện đại, mang đến cái nhìn độc đáo về vẻ đẹp tự nhiên và sự hài hòa trong thế giới xung quanh. Khác với sự tĩnh lặng mộc mạc của hình ảnh thiếu nữ trong tà áo dài truyền thống, “Tuổi xuân” tái hiện sự kỳ diệu của thiên nhiên qua mô-típ kính vạn hoa đầy sống động: lá, hoa và cây cỏ được sắp xếp thành các họa tiết hình học phức tạp, thay thế hình tượng con người bằng sắc màu tự nhiên đầy tươi tắn như vàng, đỏ, trắng, và xanh. Tác phẩm lụa kỹ thuật số này không chỉ tôn vinh sự tinh tế của thiên nhiên mà còn mở ra không gian trừu tượng, khơi dậy nét hài hòa giữa các yếu tố trong tự nhiên.

z6036416154270_031a0ae9b92d869509582c11084b4929.jpg
Một thiết kế trong bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" của DeSilk.

Nhà thiết kế Minh Phạm - Giám đốc Nghệ thuật DeSilk bộc bạch để có thể chuyển hóa tinh thần của các Bảo vật thành những thiết kế đương đại trên nền lụa đó là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự dày công trong tìm hiểu, quan sát. Mục tiêu mà nhóm thiết kế đặt ra là tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ giữa nghệ thuật trong quá khứ và ngôn ngữ thị giác hiện đại.
“Mỗi mẫu thiết kế được chuyển hóa từ các Bảo vật quốc gia là kết quả của một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, giữ nguyên tinh thần nghệ thuật từ các tác phẩm gốc, đồng thời thổi vào các thiết kế mới phong cách sáng tạo hiện đại. Qua bộ sưu tập này, DeSilk mong muốn kết nối quá khứ và hiện tại, đưa nghệ thuật truyền thống vào cuộc sống đương đại qua các thủ pháp nghệ thuật số tinh tế. Mỗi thiết kế trên nền lụa mời gọi người xem cùng hòa mình vào dòng chảy văn hóa, để cảm nhận sâu sắc tinh thần nghệ thuật Việt Nam qua từng thời kỳ”, chủ nhân thương hiệu DeSilk chia sẻ.

z6036410203734_44f66d384cf9abf62e919b1772d99793.jpg
Ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phát biểu tại buổi ra mắt bộ sưu tập.

Phát biểu tại buổi ra mắt bộ sưu tập, ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhận định, ý tưởng đưa tác phẩm nghệ thuật vào lụa không phải là mới, nhưng bộ sưu tập “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” của DeSilk này có một sự khác biệt. Không chỉ đưa bảo vật lên mỹ thuật ứng dụng một cách đơn thuần, thụ động mà phía sau mỗi sản phẩm là những ý tưởng về màu sắc, hoa văn, là những câu chuyện về về bảo vật quốc gia.
“Bảo tàng Mỹ thuật hiện đang lưu giữ hàng vạn những tác phẩm mỹ thuật trong đó có 9 bảo vật quốc gia – đó là những tác phẩm đỉnh cao của nền mỹ thuật Việt Nam. Việc đưa bảo vật quốc gia vào lụa là một sự kết hợp thú vị, mang đến những giá trị mới góp phần đưa di sản văn hóa đến gần hơn đến với công chúng. Đây cũng là mục tiêu mà Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang hướng tới nhằm lan tỏa giá trị nghệ thuật Việt không chỉ đến với riêng công chúng Việt Nam mà cả bạn bè quốc tế...", Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Khai mạc Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024
    Trở lại với một mùa đặc biệt, thời khắc giao thoa của một thập kỷ đã qua và một chương mới sắp mở ra, Chương trình Aquafina Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024 đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội vào tối ngày 13/11/2024, thỏa lòng mong đợi của đông đảo khán giả yêu thích thời trang trên cả nước.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh trưng bày 17 Bảo vật quốc gia
    Từ ngày 29/6 đến 10/8/2025 tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản”.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Người dân cần chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn ở Bắc Bộ
    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Từ ngày 28/6 đến 2/7/2025, Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa rất lớn, lượng mưa có thể lên tới 100–300mm, có nơi trên 500mm.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
    UBND Thành phố ban hành Công văn số 3715/UBND-NNMT ngày 25/6 về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố và việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Đưa bảo vật quốc gia vào thiết kế lụa: Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO