Văn hóa – Di sản

Di sản qua ngôn ngữ của thời trang hiện đại

Đình Thế 20:17 21/11/2023

Là một trong những điểm nhấn thú vị của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, tọa đàm "Thời trang và di sản" mang đến những góc nhìn mới về ngành thời trang, trong việc kết hợp giữa bảo tồn các giá trị truyền thống với kỹ thuật và ngôn ngữ của thời trang hiện đại.

Buổi tọa đàm giúp công chúng và nhà thiết kế các diễn giả, thảo luận về chủ đề “Thời trang và di sản” mang đến thông tin hữu ích cho những nhà thiết kế trẻ quan tâm tới thời trang, đặc biệt thời trang lấy cảm hứng từ các nền văn hoá khác nhau.

7af796c15e70882ed161.jpg
Buổi tọa đàm có góp gặp của diễn giả Lê Hà.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, diễn giả, Ths. NTK Lê Hà cho biết, chủ đề Thời trang và di sản những năm gần đây thực sự được Đảng, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và được đưa vào trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 tầm nhìn 2045. Về cơ chế, chính sách của nhà nước để phát triển văn hóa và lấy văn hóa làm trung tâm là nguồn tài nguyên của đất nước để đưa vào trong nghệ thuật và dùng ngôn ngữ nghệ thuật để phát triển. Liên quan đến việc cạnh tranh về thị trường, khi nền kinh tế phát triển, cái hồn bản sắc văn hóa của chúng ta chính là sự độc đáo của bản địa, chúng ta cần tận dụng vì không một đất nước nào có, đó là sắc thái riêng của Việt Nam.

Chủ đề “Thời trang và di sản” đã trở thành nguồn cảm với xu hướng trong tất cả các ngành nghề, không chỉ là ở trong thời trang mà trong âm nhạc, trong nghệ thuật trình diễn và trong những ngành nghề khác. Không chỉ vậy, liên quan đến việc chúng ta cần phải phát huy và bảo tồn di sản. Chúng ta phải gìn giữ cá giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ cha ông đến thế hệ của người trẻ hiện nay và những thế hệ tiếp theo.

Tại buổi tọa đàm đã có những ý kiến trao đổi về thời trang nhanh và thời trang bền vững. Thời trang nhanh hiện nay đang là một xu thế mà nó ảnh hưởng đến môi trường. Chính vì vậy, phát triển bền vững đang là một lĩnh vực mọi người quan tâm, đặc biệt là phát triển thời trang bền vững.

ntk-thuy-min.jpg
Bộ sưu tập của NTK Bùi Thị Thùy lấy ý tưởng từ nghề thủ công truyền thống Đậu Bạc.

Đối với phát triển thời trang bền vững có 4 trụ cột chính là xã hội, môi trường, kinh tế và xã hội. Để đưa được thẩm mỹ, văn hóa của thời trang bền vững vào trong thời trang nhanh thì phải có một sự chuẩn bị rất dài cho một thương hiệu. Phải có một quy trình liên quan đến chiến lược về tài chính, về nhân sự và đến tận khách hàng…

Thạc sĩ Hoàng Thị Oanh – Trưởng khoa thiết kế thời trang Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Uơng cho biết: Chúng ta cần khai thác nguồn cảm hứng văn hóa bản địa, lấy ý tưởng từ trang phục dân tộc. Đây là một trong những chủ để được rất nhiều các nhà thiết kế trẻ yêu thích, di sản văn hóa truyền thống đặc biệt là trang phục truyền thống rất hấp dẫn. Đây là hơi hướng sáng tạo trên tinh thần đưa trang phục vụ cộng động có tính thời đại đi cùng với cuộc sống

ntk-l-min.jpg
Bộ sưu tập của NKT Vũ Thị Hồng Ngoan lấy ý tưởng truyền thuyết Rồng đẻ chín con.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, NTK Vũ Thị Hồng Ngoan cho biết, về bộ sưu tập lấy ý tưởng truyền thuyết Rồng đẻ chín con. Thường thì các nhà thiết kế khác sử dụng hình tượng Rồng để làm ý tưởng trang phục và chủ yếu lấy tông màu chủ đạo là đỏ, vàng, xanh. Đối với bộ sưu tập của tôi lấy màu xám màu của đá để làm chủ đạo bộ trang phục. Trong bộ sưu tập chủ yếu sử dụng thủ công là đan, móc và nhồi bông vào những biểu tượng của con Rồng để tạo bề mặt nổi cho biểu tượng…

Hay như NTK Nguyễn Trà My đưa khán giả vào thế giới tác phẩm văn học qua BST “Lạc” đầy thơ mộng và trữ tình. Đó là vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên, vẻ đẹp thầm lặng của những con người lao động. Hình ảnh đó, cảm xúc đó, câu văn đó ám ảnh tạo nên góc nhìn duy mỹ BST hướng đến, một vẻ đẹp đầy thầm lặng nhưng choáng ngợp. BST được sử dụng kỹ thuật tinh xảo, kì công như đính kết hợp 3D: hình ảnh cuộc sống con người Sapa, những cành đào, bông hoa, đường núi được chuyển động qua bàn tay tỉ mỉ thủ công.

img_1578.jpg
Toàn cảnh buổi tọa đàm "Thời trang và di sản".

Trong quá trình bảo tồn di sản, các giá trị truyền thống luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thiết kế trẻ sáng tạo và thể hiện tinh thần tự hào dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và tôn vinh các nét đẹp văn hóa, lịch sử và định hướng cho tương lai.

Thông qua buổi tọa đàm, sẽ cho chúng ta những góc nhìn mới mẻ về thời trang nhanh hiện nay. Qua đó thúc đẩy ngành công nghiệp thời trang phát triển gắn với phát triển thời trang văn hóa di sản, tôn lên vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế trong ngành thời trang, gợi mở và gìn giữ nét đẹp văn hóa di sản thông qua những thiết kế đầy sáng tạo./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Di sản qua ngôn ngữ của thời trang hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO